Những điều cần lưu ý khi lên kế hoạch marketing cho website

Khi bạn xây dựng nội dung kế hoạch marketing cho website, có rất nhiều vấn đề quan trọng cần phải lưu ý. Những vấn đề này tạo ra sự hoạt động thống nhất giữa đội ngũ nhân viên, người phát triển nội dung, design graphic và nhà cung cấp dịch vụ. Vậy, những vấn đề nào cần thiết phải có trong một bản kế hoạch marketing website hoàn hảo?

Cùng MangoAds tìm hiểu kỹ về việc xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch marketing cho website trong bài viết dưới đây!

Mục tiêu thực hiện marketing cho website

Nếu không thiết lập mục tiêu, bạn sẽ không biết được mình nên làm gì và công việc đã làm đến đâu. Bên cạnh đó, mục tiêu sẽ giúp bạn đề ra những phương pháp đo lường phù hợp cho từng đề xuất.

Mục tiêu là yếu tố tiên quyết giúp bạn biết được kết quả của chiến lược marketing hoạt động hiệu quả hay thất bại. Đây còn là một thước đo giúp bạn theo dõi tiến trình hoạt động và đưa ra phương pháp thực hiện chiến dịch.

Chẳng hạn, bạn có được dữ liệu về lượng người truy cập vào website. Mục tiêu của bạn muốn biết ai là khách hàng tiềm năng sau khi truy cập vào website. Khi đó, bạn có thể tạo riêng một số điện thoại, địa chỉ email, hoặc số điện thoại riêng cho khách truy cập website trải nghiệm.

Cung cấp thông tin và dịch vụ khách hàng

Thông thường, các doanh nghiệp sẽ muốn khách hàng biết đến thông tin về dịch vụ của mình. Đây là một mục tiêu ít tốn kém chi phí.

Với mục tiêu này, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm ngân sách khi tận dụng mạng lưới internet, cung cấp hỗ trợ online 24/7 phục vụ khách hàng khắp nơi trên thế giới. 

Các chỉ số cần đo lường: số lượng cuộc gọi và email, lượng traffic của từng website khác nhau, số giờ khách hàng trải nghiệm trên website, chi phí tiết kiệm, thời gian tiết kiệm.

Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp/sản phẩm

Nhiều website được thiết kế với mục đích xây dựng thương hiệu. Thông thường, doanh nghiệp sẽ sử dụng các chiến dịch như: minigames, phiếu giảm giá, giải trí, mục phản hồi, chức năng tương tác, thông tin doanh nghiệp,… và thường không bán sản phẩm online. Dạng website này chỉ tạo ra những khách hàng tiềm năng, tăng sự tương tác hoặc chỉ bán sản phẩm gián tiếp. Ví dụ, người dùng có thể xem các insight của sản phẩm, chế độ bảo hành của laptop Acer, xong không thể mua máy trực tiếp trên website chính.

Các chỉ số cần theo dõi: Traffic trên website, thời gian trên website, hành vi được thực hiện, lượt tải phiếu giảm giá, doanh thu ròng,…

Tạo nguồn khách hàng tiềm năng, có triển vọng

Những website cung cấp dịch vụ và các sản phẩm đắt tiền như: xe hơi, bất động sản,… cho phép các khách hàng tiềm năng tìm hiểu các ưu đãi, nhưng để thực hiện giao dịch thì khách hàng phải gọi điện, email hoặc tới công ty. Các kỹ thuật tương tác như Live Chat được sử dụng nhằm xây dựng các mối quan hệ giúp chuyển đổi từ khách hàng triển vọng thành người mua hàng.

Lượng khách hàng tiềm năng được đo lường dựa trên các tiêu chí:

  • Số cuộc gọi và email.
  • Tỷ lệ chuyển đổi khách ghé thăm thành khách hàng tiềm năng.
  • Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành doanh số so với các nguồn khách hàng tiềm năng khác.
  • Lượng traffic ở các website khác nhau.

Tạo doanh thu thông qua bán hàng, quảng cáo

Một mô hình kinh doanh được nhiều doanh nghiệp áp dụng chính là quảng cáo. Thông qua quảng cáo, các sản phẩm của bạn có thể được tiếp cận nhanh chóng đến người mua hàng hoặc nhà phân phối. 

Với doanh thu thông qua hoạt động bán hàng, bạn nên đo lường:

  • Tỷ lệ chuyển đổi của người mua sang khách hàng.
  • Doanh số bán hàng, giá trị trung bình của một lần bán.
  • Số lượng người mua hàng quay lại với sản phẩm.
  • Lợi nhuận từ bán hàng online.
  • Chi phí sở hữu lượng khách hàng tiềm lương, sử dụng mã khuyến mãi, giao dịch bán hàng offline do website mang lại nếu có (như nhập đơn đặt hàng bằng smartphone trên hệ thống)

Với doanh thu thông qua bán quảng cáo:

  • Doanh thu quảng cáo.
  • Tỷ lệ click chuột, lượt xem website trên một quảng cáo.
  • Lượng traffic của các website khác nhau.
  • Nhân khẩu học khách ghé website,…

Đạt được nhu cầu nội bộ

Những website trong hạng mục này thu hút các nhà đầu tư, chiếc lược xác định đối tác kinh doanh, tìm kiếm nhà cung cấp, tuyển chọn đại lý, hay thu hút các đại lý độc quyền. Khách ghé thăm những website này khá khác biệt so với những khách ghé thăm các website thông thường. Sự khác biệt này là tất yếu, vì những yếu tố trong kế hoạch marketing bắt nguồn từ khái niệm thị trường mục tiêu của bạn.

Những lưu ý khi lập nội dung kế hoạch marketing cho website

Chuẩn bị kế hoạch kinh doanh online

Đối với việc kinh doanh online, những khó khăn về thiết bị PC, lưu trữ hồ sơ, sản xuất, kênh cung ứng, dịch vụ khách hàng, thực hiện đơn hàng, nhân viên, kiểm soát chi phí, đào tạo, hay giá cả cần được kiểm soát. Việc xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn lường trước được những khó khăn và bắt đầu từ đâu.

Hầu hết các kế hoạch kinh doanh gồm các hạng mục chính sau:

  • Tóm tắt.
  • Mô tả lĩnh vực kinh doanh (loại hình kinh doanh và mục tiêu).
  • Mô tả sản phẩm hay dịch vụ.
  • Đối thủ cạnh tranh (online và offline).
  • Marketing (thị trường mục tiêu, nhu cầu, mục tiêu, phương thức, quảng bá).
  • Kế hoạch bán hàng (giá cả, các kênh phân phối, thực hiện đơn hàng.
  • Quản lý cơ sở thiết bị, nhân viên, hàng tồn kho.
  • Quản lý đội ngũ nhân viên.
  • Dữ liệu tài chính (tài chính, dự báo tài chính, các vấn đề pháp lý).

Kế hoạch phù hợp với mục tiêu kinh doanh

Trước hết, bạn phải biết rõ mục tiêu kinh doanh của mình để hoàn thiện “Hồ sơ kinh doanh”. Những câu hỏi này được dùng rộng rãi cho tất cả các doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận, cơ sở giáo dục và cơ quan chính phủ.

  • Bạn là một công ty mới thành lập hay đã hoạt động và thiết lập được nguồn khách hàng ổn định hay chưa?
  • Bạn có cửa hàng hay văn phòng không?
  • Bạn có website riêng hay có tài khoản trên social media nào không?
  • Bạn bán hàng hóa hay dịch vụ?
  • Bạn marketing tới từng cá nhân (được gọi là hình thức doanh nghiệp tới người tiêu dùng B2C) hay tới doanh nghiệp (được gọi là hình thức doanh nghiệp tới doanh nghiệp B2B)?
  • Người tiêu dùng hay khách hàng của bạn là những ai (thường được hiểu là những thị trường mục tiêu)?
  • Bạn bán hay muốn bán ở quy mô nhỏ, khu vực tại địa phương, quốc gia hay quốc tế?

Sau khi liệt kê các mục tiêu kinh doanh, bạn cần quyết định website của mình phải hoàn thành những gì từ khía cạnh marketing. Những mục tiêu bạn thiết lập cho website, và thị trường mục tiêu nên là kim chỉ nam cho việc lên thiết kế và lên chiến dịch marketing cho website.

Xác định thị trường mục tiêu

Cần phải xác định thị trường mục tiêu của mình để đưa ra quyết định khách hàng của bạn là ai. Để làm được điều này, bạn cần phải hiểu rõ phân khúc thị trường.

Phân khúc thị trường (chia thị trường của bạn thành những nhóm khách hàng tiềm năng nhỏ hơn, và có chung đặc điểm nhất định) có nhiều hình thức khác nhau. Bạn cần lựa chọn phân khúc phù hợp nhất với hoạt động kinh doanh của mình. Về kế hoạch marketing online, bạn cần định vị những trang khác nhau trên website, nơi khách hàng mục tiêu của bạn lui tới, từ đó mà bạn biết được họ là những ai.

Lưu ý: Khách hàng mục tiêu online sẽ khác khách hàng offline, bởi sự đa dạng về khu vực địa lý, thu nhập, độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn,…

Dưới đây là một vài hình thức phân khúc thị trường:

  • Phân khúc nhân khẩu học: chọn lọc theo độ tuổi, giới tính, điều kiện kinh tế xã hội, hay đối với các công ty B2C thì là trình độ giáo dục.
  • Phân khúc vòng đời: hiểu rằng khách hàng cần những sản phẩm khác nhau ở những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời (thanh thiếu niên, người độc thân trẻ tuổi, các cặp vợ chồng, gia đình có con nhỏ, bậc phụ huynh có con cái trưởng thành, người về hưu năng động, người già yếu).
  • Phân khúc địa lý: nhắm tới những khu vực nhỏ như khu phố hay theo mã bưu điện hoặc rộng lớn như quốc gia hay lục địa.
  • Phân khúc ngành dọc: nhắm tới các yếu tố nằm trong ngành được xác định là chiến lược B2B.
  • Phân khúc chức vụ: xác định những người ra quyết định khác nhau (chẳng hạn kỹ sư, đại lý mua hàng và quản lý) ở những thời điểm cụ thể trong chu kỳ bán hàng B2B.
  • Phân khúc chuyên môn: nhắm vào các thị trường ngách (Niche market).

Tuân thủ nguyên tắc marketing du kích cơ bản: tập trung vào một phân khúc thị trường, chiếm lĩnh thị phần và lợi nhuận, sau đó đầu tư vào phân khúc thị trường khác. Nếu không, thời gian marketing và chi phí marketing có hạn của bạn bị phân bổ “quá mỏng” không tạo đủ ảnh hưởng cần thiết.

Kết luận

Xác định mục tiêu và xây dựng nội dung kế hoạch marketing cụ thể cho website là yếu tố tiên quyết cho các chiến dịch marketing online. Bạn cần nắm rõ những điều này để sở hữu một website tốt, tạo cơ sở để bạn thành công trong các chiến dịch marketing về sau.