We are Reuss we are full-service Internet marketing and SEO company.

Our Gallery

contacts

92 Bowery St., New York, NY 10013, USA

info@phalesolution.com

0931288233

Danh mục: Chưa phân loại

15 mẹo thiết kế web công ty ngành thương mại điện tử

Thiết kế website công ty hấp dẫn và độc đáo luôn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược Marketing và bán hàng trực tuyến thành công. Khi website được thiết kế đẹp, chú trọng trải nghiệm người dùng sẽ làm tăng giá trị cảm nhận cho sản phẩm của bạn. Cho dù doanh nghiệp sắp xây dựng mới website thương mại điện tử hay nghĩ đến việc thiết kế lại website hiện tại, thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn 15 mẹo thiết kế website ngành thương mại điện tử hiệu quả, đồng thời cũng giới thiệu dịch vụ thiết kế web công ty uy tín, chuyên nghiệp dành cho bạn.

1. Luôn đặt người dùng lên đầu

Từng chi tiết trong thiết kế website thương mại điện tử của bạn, từ trang sản phẩm, hình ảnh sản phẩm tương ứng, biểu mẫu liên hệ đến trang thanh toán đều góp phần vào quyết định mua hàng của người dùng. Trải nghiệm người dùng là điều cốt lõi để biến người truy cập thành khách hàng và biến khách hàng thành khách hàng trung thành. Nếu bạn không chắc trang web của mình có trải nghiệm người dùng tốt hay không, hãy đặt mình vào vị trí của người xem và nhận ý kiến từ người khác để họ đánh giá website doanh nghiệp bạn về khả năng sử dụng, điều hướng, tính trực quan và sự hài lòng tổng thể.

2. Sử dụng thiết kế website đơn giản

Các trang web tối giản luôn được đánh giá hấp dẫn hơn về mặt hình ảnh và đáng tin cậy hơn các website phức tạp. Nếu bạn muốn tối ưu hóa thiết kế website thương mại điện tử của mình để tăng khả năng chuyển đổi, bạn nên xem xét việc đơn giản hóa nó.

Hình 1: Thiết kế website đơn giản, dễ nhìn

Hình 1: Thiết kế website đơn giản, dễ nhìn

Để thiết kế trang web thương mại điện tử trở nên tinh tế, đơn giản, hãy loại bỏ mọi thông tin dư thừa và sử dụng chủ đề thiết kế tối giản với nhiều khoảng trắng. Ví dụ trên cho thấy một website có giao diện cực kỳ đơn giản giúp khách truy cập đến các điểm chuyển đổi chính nhanh hơn. Không có liên kết, hình ảnh hoặc video gây mất tập trung. Lời kêu gọi hành động (CTA) cũng được xác định rõ ràng và thiết kế đơn giản mang lại cảm giác chuyên nghiệp.

3. Sử dụng nút xem giỏ hàng

Bạn có thể nhận thấy rằng hầu hết các trang web thương mại điện tử đều có một biểu tượng giỏ hàng nhỏ ở trên mỗi trang (thông thường sẽ là góc trên cùng bên phải), cho phép người dùng dễ dàng xem các mặt hàng họ đã thêm vào giỏ hàng của mình. Đây là một trong những yếu tố thiết kế web thương mại điện tử quan trọng nhất.

Việc hiển thị nút này mọi lúc trong khi khách hàng đang mua sắm trực tuyến đã được chứng minh là giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi. Chỉ cần đảm bảo biểu tượng thế hiện số lượng sản phẩm được thêm vào giỏ được cập nhật theo thời gian thực, và là biểu tượng dễ nhận biết như giỏ hàng hoặc túi mua hàng. Hãy làm cho nó nổi bật bằng cách sử dụng màu sáng nổi bật trên nền. Nó cũng phải lớn hơn các nút khác nhằm giúp người dùng dễ tìm nhất, tạo trải nghiệm thương mại điện tử tốt hơn cho khách hàng của mình.

4. Hãy trung thực về giá cả

Trung thực luôn là chính sách tốt nhất. Khi thiết kế website thương mại điện tử cho doanh nghiệp, đừng cố giấu thông tin hoặc khiến khách truy cập khó tìm thấy giá cả trên trang web của bạn. Thay vào đó hãy đặt nó ở đâu đó dễ tìm và đơn giản để hiểu. Quy tắc này cũng áp dụng cho vận chuyển. Hãy luôn thông báo trước về chi phí vận chuyển cho sản phẩm của bạn cũng như các chính sách vận chuyển mà khách hàng có thể cần biết.

Các nghiên cứu cho thấy rằng việc hiển thị thông tin giao hàng quá muộn trong quá trình mua hàng sẽ dẫn đến tỷ lệ bỏ qua giỏ hàng tăng lên. Đảm bảo khách hàng của bạn có thể thấy tổng chi phí của một sản phẩm, bao gồm phí vận chuyển, trước khi mua hàng.

5. Thêm các đánh giá hoặc lời chứng thực (testimonials)

Hình 2: 98% người mua sắm online thường xuyên đọc đánh giá trước khi mua hàng

Hình 2: 98% người mua sắm online thường xuyên đọc đánh giá trước khi mua hàng

Theo thống kê của BrightLocal, 98% người mua sắm trực tuyến cho biết họ thường xuyên đọc đánh giá của khách hàng trước khi quyết định mua sản phẩm. Bạn có thể sử dụng số liệu thống kê hữu ích này để tạo lợi thế cho mình bằng cách bao gồm các đánh giá và lời chứng thực ngay trên trang web của mình.

Một chiến lược thiết kế web thương mại điện tử hiệu quả là bạn nên thêm các đánh giá cụ thể về dịch vụ/sản phẩm ngay dưới phần mô tả từng sản phẩm của bạn. Nếu bạn không có nhiều sản phẩm khác nhau, bạn cũng có thể xây dựng một trang hoàn toàn riêng biệt trên website của mình để đánh giá và chứng thực.

6. Thiết kế menu điều hướng (Navigation menu)

Các thanh menu cho phép người dùng dễ dàng điều hướng các trang trên website của công ty để tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm. Menu sẽ xuất hiện trên tất cả các trang để dễ dàng tối đa, tốt nhất là trên đầu trang. Đôi khi, các thanh menu nằm dọc theo phía bên trái của trang để vẫn phù hợp với bố cục F-pattern. Nếu bạn có nhiều danh mục và trang khác nhau trên trang web của mình, bạn có thể sử dụng menu thả xuống để sắp xếp chúng dễ dàng hơn mà không gây cảm giác quá tải.

Hình 3: Navigation menu giúp khách hàng dễ dàng thấy những gì họ tìm kiếm

Hình 3: Navigation menu giúp khách hàng dễ dàng thấy những gì họ tìm kiếm

>>> Có thể bạn quan tâm: Thanh điều hướng là gì? Ví dụ về thanh điều hướng website

7. Luôn thêm thanh tìm kiếm ở đầu trang (Search bar)

Nhiều khách truy cập website của bạn có thể đã nghĩ đến một sản phẩm cụ thể khi họ vào trang web. Việc có một thanh tìm kiếm cho phép họ dễ dàng tìm thấy sản phẩm mà họ nghĩ đến mà không cần phải cuộn qua các trang thông tin mà mình không quan tâm.

Nếu người dùng không thể nhanh chóng tìm ra cách tìm kiếm sản phẩm họ muốn trên website của doanh nghiệp bạn, thì khả năng cao họ sẽ tìm đến nơi khác để tìm sản phẩm đó. Đây là lý do vì sao thanh tìm kiếm của bạn sẽ xuất hiện gần đầu trang web của bạn, thường là ở góc bên phải, để giúp tìm kiếm nhanh chóng và dễ dàng nhất có thể.

8. Cho phép người dùng lọc (Filter) sản phẩm

Hình 4: Cung cấp bộ lọc giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm đúng nhu cầu

Hình 4: Cung cấp bộ lọc giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm đúng nhu cầu

Bạn có thể cải thiện khả năng tìm kiếm của trang web thương mại điện tử bằng cách cung cấp các bộ lọc (Filter). Chẳng hạn như khi người dùng đang tìm kiếm một đôi giày họ yêu thích, nhưng trong trang web có quá nhiều mẫu mã và kích cỡ khiến họ bối rối. Lúc này bộ lộc sẽ phát huy tối đa chức năng của nó, giúp người dùng tìm thấy kích cỡ của đôi giày mình nhắm đến dễ dàng hơn. Điều này cho phép người dùng tìm kiếm trên trang web của bạn sản phẩm họ muốn đồng thời đảm bảo kết quả họ thấy càng cụ thể càng tốt với những gì họ muốn. Các bộ lọc tìm kiếm phổ biến bao gồm kích thước, màu sắc, thương hiệu và giá cả.

9. Sử dụng bố cục lưới (Grid layout)

Bố cục kiểu lưới (Grid layout) có xu hướng tốt nhất cho các trang web nói chung và trang thương mại điện tử nói riêng. Khi người dùng đang lướt xem các sản phẩm, tốt nhất là giữ chúng trong các hàng và cột có tổ chức. Không nên nhồi nhét quá nhiều sản phẩm khác nhau trong một hàng. Chúng tôi khuyên bạn chỉ nên có ba hoặc bốn sản phẩm mỗi hàng để làm cho các trang danh mục sản phẩm của bạn hấp dẫn về mặt hình ảnh. Giữ nhiều khoảng trắng xung quanh mỗi mặt hàng giúp mọi người có không gian dễ thở và cho phép họ phân biệt rõ ràng giữa các sản phẩm.

10. Để lại thông tin liên hệ

Hình 5: Website nên có mục Liên hệ với chúng tôi cho khách hàng khi cần

Hình 5: Website nên có mục Liên hệ với chúng tôi cho khách hàng khi cần

Nếu khách hàng có câu hỏi hoặc thắc mắc khi xem website của bạn, họ có thể sẽ tìm kiếm trang “Liên hệ với chúng tôi (Contact us)” hoặc cuộn xuống cuối trang chủ để tìm kiếm thông tin liên hệ. Có rất nhiều tùy chọn cho việc này, chẳng hạn như địa chỉ email, số điện thoại, giờ hoạt động, biểu mẫu liên hệ cho phép người dùng gửi trực tiếp hoặc thậm chí gửi tin nhắn Facebook trực tiếp đến công ty của bạn thông qua website.

11. Phương thức thanh toán đa dạng, thao tác dễ dàng

Một quy trình thanh toán phức tạp có thể dẫn đến tỷ lệ từ bỏ mua hàng rất cao. Có một số cách dễ dàng để đơn giản hóa quy trình thanh toán trên trang web thương mại điện tử của bạn. Thứ nhất, cho phép người dùng thanh toán với tư cách khách do nhiều người trở nên nghi ngờ khi người dùng cần quá nhiều thông tin để mua hàng. Và, việc phải tạo toàn bộ tài khoản trên website của bạn có thể khiến họ bỏ đi nhanh hơn. Bạn có thể thêm lựa chọn chỉ yêu cầu những thông tin như địa chỉ giao hàng, tên và thông tin thanh toán.

Hình 6: Phương thức thanh toán đa dạng, thao tác dễ dàng

Hình 6: Phương thức thanh toán đa dạng, thao tác dễ dàng

Ngoài ra, hãy đảm bảo nêu rõ các cổng thanh toán của bạn và các tùy chọn thanh toán phổ biến, đa dạng: Sử dụng thẻ tín dụng, PayPal, ZaloPay, Momo, chuyển khoản ngân hàng, COD (Cash on delivery)…

12. Website thân thiện với đa thiết bị

Hơn 50% tất cả các website được mở từ thiết bị di động. Và tỷ lệ đó dự kiến sẽ tăng lên khi điện thoại thông minh và máy tính bảng trở nên tiên tiến hơn. Việc không tối ưu hóa thiết kế web thương mại điện tử của bạn để sử dụng trên thiết bị di động là một trong những sai lầm lớn nhất mà doanh nghiệp bạn có thể mắc phải. Trên thực tế, Google nhận thấy tầm quan trọng của việc các website thân thiện với thiết bị di động đến mức họ đã đưa ra một thuật toán đặc biệt dành cho nó – Mobilegeddon

Hãy đảm bảo kích thước hình ảnh, CTA và giao diện của bạn hoạt động trên tất cả các nền tảng khác nhau. Khi thuê ngoài để xây dựng website, bạn để xuất với đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế web công ty về việc Responsive để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho mọi khách hàng ở mọi nền tảng.

13. Đừng quên mục FAQ

Hình 7: FAQ giúp giải đáp các thắc mắc phổ biến của khách hàng

Hình 7: FAQ giúp giải đáp các thắc mắc phổ biến của khách hàng

Bạn mệt mỏi vì phải trả lời các câu hỏi của khách hàng liên tục? Nếu như vậy thì việc thêm một trang FAQ (Các câu hỏi thường gặp) sẽ là giải pháp lý tưởng, đồng thời nó cũng xây dựng niềm tin cho khách hàng tiềm năng rằng bạn hiểu đầy đủ về sản phẩm của chính mình. Điều này giúp tiết kiệm thời gian cho đôi bên, khi khách hàng có thắc mắc, họ sẽ vào mục FAQ để xem và nhận được giải đáp thích đáng, chứng tỏ bạn có dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo.

14. Xây dựng thương hiệu nhất quán

Thương hiệu nhất quán trên tất cả các trang của website bạn giúp doanh nghiệp nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh. Đảm bảo rằng biểu trưng của công ty bạn hiển thị xuyên suốt trên website, giữ cho bảng phối màu và phông chữ nhất quán, phù hợp với thương hiệu. Ngoài ra, việc duy trì cùng một menu điều hướng và sơ đồ thiết kế trên tất cả các trang sẽ hiển thị một hình ảnh nhất quán và đáng tin cậy.

15. Giữ văn bản ở mức tối thiểu

Khi khách truy cập vào trang thương mại điện tử của bạn nghĩa là họ đang quan tâm đến đến sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp chứ không phải để đọc một cuốn tiểu thuyết (trừ khi bạn đang bán tiểu thuyết). Thông thường, người dùng Internet sẽ dành ra 10 giây để xem một website, vì khoảng thời gian chú ý của họ ngắn nên các khối văn bản lớn, dày đặc chữ có thể gây khó chịu.

Hãy cố gắng giữ tất cả văn bản trên website của bạn, bao gồm cả mô tả sản phẩm, càng ngắn gọn càng tốt. Sắp xếp thông tin thành các đoạn văn ngắn, gạch đầu dòng. Ngoài ra, Infographics cũng là một cách để làm thông tin dễ đọc hơn và tăng khả năng thu hút khách hàng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Làm thế nào để xây dựng website thương mại điện tử?

Hình 8: MangoAds cung cấp dịch vụ thiết kế web công ty chuyên nghiệp, uy tín

Hình 8: MangoAds cung cấp dịch vụ thiết kế web công ty chuyên nghiệp, uy tín

MangoAds chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế web công ty chuyên nghiệp, tối ưu chi phí cùng thời gian xây dựng nhanh chóng. Đơn vị luôn đề xuất các giải pháp công nghệ tốt nhất để mang lại giá trị cho khách hàng. Dựa trên yêu cầu của khách hàng, các chuyên gia phát triển website của MangoAds sẽ tạo ra các sản phẩm được thiết kế chuyên nghiệp tuyệt đẹp, kết hợp chặt chẽ giữa cấu trúc nội dung và chức năng của trang, làm cho trang thương mại điện tử của bạn trở nên khác biệt và nổi bật so với đối thủ cùng ngành.

Lời kết

Khi nói đến việc xây dựng một doanh nghiệp thương mại điện tử thành công, thiết kế là một trong những điều quan trọng nhất mà chủ doanh nghiệp và nhà tiếp thị cần xem xét. Bài viết trên đã cung cấp cho bạn 15 mẹo thiết kế website ngành thương mại điện tử hiệu quả, tăng trải nghiệm người dùng. Nếu bạn đang tìm dịch vụ thiết kế web công ty chuyên nghiệp, hãy liên hệ với MangoAds để nhận tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình.

>>> Thiết kế website dành cho người không chuyên

>>> Tăng doanh số Ecommerce hiệu quả thông qua SEO

Những điều bạn cần biết về giá làm trang Web WordPress

Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi quyết định bạn sẽ sử dụng hệ thống quản lý nội dung (CMS) nào chính là chi phí. Nếu bạn đang cân nhắc xây dựng website bằng WordPress, chắc hẳn bạn sẽ muốn biết chi phí của nó là bao nhiêu. WordPress là công cụ được hàng trăm nghìn người dùng sử dụng để tạo các trang web chuyên nghiệp và đẹp mắt với nhiều chức năng. Bài viết dưới đây sẽ  phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá làm trang web WordPress nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn và đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp mình.

Chi phí xây dựng website WordPress là bao nhiêu?

Giá làm trang web WordPress còn tuỳ theo vào nhiều yếu tố

Giá làm trang web WordPress còn tuỳ theo vào nhiều yếu tố

WordPress là phần mềm mã nguồn mở (open-source) nên sử dụng không mất phí. Tuy nhiên, bạn sẽ phải trả tiền cho tên miền, dịch vụ lưu trữ cũng như các theme và plugin cao cấp. Bạn cũng có thể tạo một trang web miễn phí trên WordPress.com, nhưng nếu bạn đang xây dựng một website cho doanh nghiệp của mình, việc lựa chọn gói Paid Plan sẽ có lợi về lâu dài hơn. Chi phí của một trang web WordPress có thể dao động từ $30 đến $3000.

Giá làm trang web WordPress sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn các chi phí liên quan đến việc xây dựng website trong nội dung dưới đây:

  • Chọn kế hoạch WordPress.com (WordPress.com plan)
  • Tên miền (Domain name)
  • Dịch vụ lưu trữ dữ liệu (Hosting provider)
  • Website Theme (Chủ đề trang web)
  • Plugins
  • An toàn, bảo mật (Security)
  • Chi phí dành cho lập trình viên

Chọn Plan WordPress.com

Mẹo dành cho bạn: Tùy thuộc vào gói bạn chọn, bạn phải tính chi phí lưu trữ (Hosting costs) vào ngân sách của mình. Có thể thấy rằng, gói Paid Plan sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều tiền hơn trong thời gian dài nếu như bạn muốn sử dụng nhiều chức năng cao cấp hơn trong tương lai.

Hiện tại WordPress có hai gói trả phí: WordPress Starter và Pro. Sự khác biệt chính của chúng liên quan đến khả năng tùy chỉnh và sự hỗ trợ. Ngoài ra còn có một tùy chọn là WordPress Free.

Bảng phân tích chi phí website WordPress

Bảng phân tích chi phí website WordPress

  • Gói miễn phí

Mẹo dành cho bạn: Nếu bạn không chắc chắn rằng WordPress có phải là CMS phù hợp để lưu trữ website của mình hay không, bạn có thể bắt đầu với gói miễn phí và nâng cấp khi thấy phù hợp.

Mặc dù bản Free miễn phí về mặt kỹ thuật, nhưng nó có nhiều hạn chế so với bốn gói còn lại, chẳng hạn như gói Free yêu cầu bạn mua tên miền trong khi các gói Cá nhân, Cao cấp, Doanh nghiệp và ECommerce sẽ cho miền của bạn miễn phí trong một năm. Mặc dù về mặt kỹ thuật, gói Free sẽ tiết kiệm chi phí cho bạn, nhưng hãy nhớ rằng có sau này nếu doanh nghiệp muốn mở rộng thì bản trả phí sẽ là lựa chọn lý tưởng. Ví dụ: phiên bản miễn phí yêu cầu bạn phải mua một tên miền, trong khi các gói trả phí lưu trữ một tên miền tùy chỉnh miễn phí trong một năm.

  • WordPress Starter

Mẹo dành cho bạn: Nếu bạn đang khởi chạy một trang web cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ, WordPress Starter có thể cung cấp tất cả các tính năng bạn cần.

Gói này là $5 mỗi tháng, thanh toán hàng năm. Nó cung cấp một tên miền tùy chỉnh miễn phí trong một năm, có khả năng thu tiền thanh toán, 6GB dung lượng lưu trữ và tích hợp Google Analytics.

  • WordPress Pro

Mẹo dành cho bạn: Nếu bạn muốn mở rộng quy mô cho doanh nghiệp của mình, hãy chọn gói Pro để xóa quảng cáo, tải xuống đa dạng plugin và có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với trang web.

Gói này là $15 mỗi tháng, thanh toán hàng năm. Nó có các tính năng chung với gói Starter (tên miền tùy chỉnh miễn phí trong một năm, khả năng thu tiền thanh toán và tích hợp Google Analytics) và những chức năng nâng cao khác. Gói Pro cung cấp dung lượng lưu trữ 50GB, plugin không giới hạn, hỗ trợ nâng cao và sở hữu các theme cao cấp, khả năng bán hàng với WooCommerce và xóa quảng cáo, cùng một số tính năng thú vị khác chờ bạn khám phá. Mặc dù giá làm trang web WordPress sẽ cao hơn một chút nếu bạn chọn gói Pro, nhưng các dịch vụ bổ sung sẽ đáng đồng tiền bát gạo hơn rất nhiều.

Tên miền (Domain name)

Tuỳ theo doanh nghiệp lựa chọn gói tên miền thì sẽ có chi phí khác nhau

Tuỳ theo doanh nghiệp lựa chọn gói tên miền thì sẽ có chi phí khác nhau

Mẹo dành cho bạn: Theo thống kê của GoDaddy, trung bình, tên miền thường có giá từ 2 $ đến 20 $ mỗi năm. Tất nhiên, chi phí này sẽ thay đổi tùy thuộc vào công ty đăng ký tên miền, các tiện ích mở rộng và tiện ích bổ sung được chọn.

Bạn có thể mua tên miền của mình trên một trang web như GoDaddy hoặc Bluehost. Có một số tùy chọn với tên miền. Nếu bạn mua gói WordPress.com, bạn có thể đăng ký tên miền mới miễn phí trong một năm. Ngoài ra, bạn có thể kết nối một miền từ nhà cung cấp miền riêng biệt với bất kỳ gói WordPress nào — bao gồm gói miễn phí. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có cơ hội thêm miền sau nếu chưa sẵn sàng quyết định chọn tên miền.

Nếu bạn tự lưu trữ trang web của mình trên WordPress.org, thì nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ (Hosting provider) của bạn có thể cung cấp tên miền tùy chỉnh miễn phí trong năm đầu tiên như một phần của gói WordPress. Giống như người dùng WordPress.com, bạn sẽ phải trả phí hàng năm sau năm đầu tiên đó.

Đây là một yếu tố khác cần xem xét khi tính toán chi phí website WordPress của bạn vì tên miền có nhiều mức giá. Một số tên miền chỉ đáng giá 99 xu, nhưng có những cái lên đến hàng nghìn đô la.

Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ (Hosting provider)

Mẹo dành cho bạn: Khi chọn nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ, bạn sẽ phải quyết định xem bạn muốn máy chủ chia sẻ (Shared hosting), máy chủ ảo (VPS) hay máy chủ riêng biệt (Dedicated hosting). Chi phí cho Shared hosting là ít nhất, Dedicated hosting là đắt nhất và VPS thì trung bình.

Nếu bạn đang sử dụng WordPress.org, bạn sẽ cần chọn nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ cho mình. Đây là một bước cần thiết vì nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ là nơi trang web tồn tại trên Internet. Việc lựa chọn Hosting provider phù hợp cũng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể cũng như tốc độ, bảo mật của trang web bạn.

Hiện nay có nhiều nhà cung cấp để doanh nghiệp lựa chọn và giá cả sẽ khác nhau, chúng tôi gợi ý cho bạn 2 nhà cung cấp uy tín: SiteGroundBluehost. Phạm vi giá của họ như sau:

  • Site Ground: 2,49 €, 4,59 € và 6,99 € mỗi tháng
  • Bluehost: 4,95 $, 18,99 $, 79,99 $ mỗi tháng

Chủ đề trang Web (Website theme)

Theme tùy chỉnh có các tính năng bổ sung hoặc có thêm plugin thì giá sẽ cao hơn

Theme tùy chỉnh có các tính năng bổ sung hoặc có thêm plugin thì giá sẽ cao hơn

Mẹo dành cho bạn: Trung bình, các theme WordPress có giá khoảng 59 $. Tuy nhiên, một theme được tạo tùy chỉnh có các tính năng bổ sung hoặc có thêm plugin đồng hành thì giá sẽ cao hơn nhiều — từ 6.000 – 10.000 $.

Khi suy xét giá làm trang web WordPress, bạn không thể nào quên chi phí theme. Nếu doanh nghiệp không có theme trông trực quan và hấp dẫn, trang web sẽ không thu hút được nhiều sự chú ý nhất có thể. Theme đẹp  sẽ cho phép bạn tạo nội dung và hiển thị nó thu hút hơn. Bạn hãy xác định theme dựa theo thương hiệu của doanh nghiệp, bạn luôn có thể tùy chỉnh theme đã chọn bằng màu sắc và biểu trưng thương hiệu của mình.

Có nhiều lựa chọn theme miễn phí từ WordPress, nhưng nếu không có theme nào phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, bạn có thể trả tiền cho các theme được thiết kế chuyên nghiệp. Mức giá cho các theme sẽ khác nhau và đôi khi lên đến hàng nghìn đô la cho các tùy chọn được tùy chỉnh cao. Một số theme cao cấp phổ biến bao gồm OceanWP, AstraAvada:

  • OceanWP: $54 – $159 / năm
  • Astra: $59 – $523 / năm
  • Avada: $60 (giấy phép thông thường), $2950 (giấy phép mở rộng)

Plugins

Plugin cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí làm website

Plugin cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí làm website

Mẹo dành cho bạn: Có hơn 59.000 plugin miễn phí có sẵn trên WordPress, hầu hết nó sẽ có bất kỳ thứ gì bạn đang tìm kiếm. Tuy nhiên, các plugin cao cấp sẽ cung cấp nhiều tính năng bảo mật và chức năng nâng cao hơn so với các plugin miễn phí.

Nếu bạn đang tìm cách nâng cao chức năng của trang web và cải thiện trải nghiệm người dùng, bạn có thể thêm plugin vào website WordPress của mình. Hãy coi những phần mềm này giống như các ứng dụng bạn tải xuống điện thoại, nhưng thay vào đó là cho website của doanh nghiệp bạn. Giống như themes, plugin cũng có miễn phí và trả phí, từ vài đô la đến vài trăm đô và dưới hình thức thanh toán một lần hoặc hàng năm. 

Được sử dụng bởi hơn 100.000 trang web, Plugin HubSpot WordPress là một plugin miễn phí, giúp nắm bắt và thu hút khách truy cập trang web bằng các biểu mẫu miễn phí, trò chuyện trực tiếp, quản lý liên hệ, tiếp thị qua email, phân tích và các tính năng khác đi kèm với CRM mạnh mẽ. Một ví dụ khác về plugin cao cấp là Monarch, có giá 89 $ hàng năm. Monarch tăng cường chia sẻ trên phương tiện truyền thông bằng cách thêm các nút mạng xã hội vào website của bạn.

>>> Tham khảo thêm: Các plugin SEO hiệu quả dành cho website

Bảo mật (Security)

Mẹo dành cho bạn: Bạn có thể tìm thấy các plugin bảo mật miễn phí hoặc tùy chọn trả phí cao cấp hơn, chẳng hạn như Sucuri ($199,99 – $499,99/ năm) và Wordfence ($99 – $950/ năm).

Bạn có thể chọn các plugin bảo mật miễn phí hoặc trả phí tuỳ theo nhu cầu

Bạn có thể chọn các plugin bảo mật miễn phí hoặc trả phí tuỳ theo nhu cầu

Bảo mật là ưu tiên hàng đầu đối với bất kỳ ai sử dụng WordPress và may mắn thay, hiện nay có các plugin đảm bảo an toàn cho website của bạn. Mặc dù WordPress có một số tính năng bảo mật tích hợp, nhưng plugin bảo mật có thể cung cấp tính năng quét website, Tường lửa ứng dụng web (WAF) và các tính năng khác để giúp bảo vệ trang web của bạn trước các cuộc tấn công mạng. Plugin bảo mật miễn phí có thể sẽ cung cấp đủ tính năng cho trang web cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ, tuy nhiên plugin cao cấp sẽ cung cấp nhiều chức năng hữu ích cho các website lớn hơn với nhiều khách hàng và dữ liệu cần bảo vệ hơn.

Để quyết định giữa plugin bảo mật miễn phí và cao cấp, hãy hỏi xem doanh nghiệp bạn muốn plugin bảo mật sẽ giúp ích gì cho website bạn. Chẳng hạn, có các plugin để giám sát bảo mật tích cực, quét phần mềm độc hại, Firewall, quét tệp… Nếu một plugin miễn phí có chức năng bạn cần thì sẽ thật lý tưởng, nhưng nếu một plugin cao cấp đáp ứng tốt nhất nhu cầu của bạn thì nó rất đáng để đầu tư.

Chi phí cho lập trình viên

Mẹo dành cho bạn: Có một vài yếu tố sẽ làm quyết định chi phí dành cho nhà phát triển website WordPress. Nếu lập trình viên có chuyên môn và kinh nghiệm chuyên sâu, bạn sẽ phải trả nhiều tiền hơn. Phạm vi dự án, kinh nghiệm và vị trí của lập trình viên sẽ ảnh hưởng đến chi phí này.

Nếu nhà phát triển WordPress mà bạn thuê sống ở nơi có chi phí sinh hoạt cao, họ có thể tính phí doanh nghiệp cao hơn. Ngoài ra, phạm vi của dự án ảnh hưởng đến chi phí. Bạn có muốn thiết kế lại toàn bộ website hay chỉ tùy chỉnh một vài thao tác để cá nhân hóa trang web doanh nghiệp? Giá làm trang web tùy chỉnh toàn bộ sẽ có chi phí đắt đỏ hơn, nhưng nó rất đáng đồng tiền bát gạo.

Cuối cùng, hãy xem xét kinh nghiệm của đơn vị thiết kế website mà bạn đang hợp tác. Nếu họ đã hoạt động trong ngành được một thập kỷ và đã tạo ra hàng trăm trang web uy tín, chuyên nghiệp thì bạn sẽ trả nhiều tiền hơn so với đơn vị, cá nhân mới bắt đầu hành trình phát triển website WordPress của họ.

Làm website bằng WordPress có tốn tiền không?

Câu trả lời ngắn gọn: Có nhưng chi phí chính xác cho từng tổ chức thì không thể nói cụ thể được. Một số tính năng của WordPress hoàn toàn miễn phí, trong khi những tính năng khác có thể tốn vài trăm hoặc ngàn đô la. Bạn có thể sử dụng miễn phí những chức năng cơ bản có sẵn với gói Free, chẳng hạn như plugin và theme đơn giản. Tuy nhiên, một số khía cạnh phức tạp hơn, chẳng hạn như tên miền độc quyền hoặc plugin bảo mật nâng cao sẽ chỉ có ở gói Starter hoặc Pro.

Xem xét chi phí của sáu tính năng được nêu trên khi lập ngân sách cho trang web WordPress

Xem xét chi phí của sáu tính năng được nêu trên khi lập ngân sách cho trang web WordPress

Khi lập ngân sách cho trang web WordPress, hãy xem xét chi phí của sáu tính năng cơ bản đã được nêu ở trên. Chúng bao gồm gói WordPress.com (nếu sử dụng phần mềm độc quyền), tên miền, dịch vụ lưu trữ (nếu sử dụng WordPress.org), theme, plugin, bảo mật và chi phí cho nhà phát triển.

Bạn có thể chọn phân phối chi tiêu của mình dựa trên các tính năng mà bạn ưu tiên. Ví dụ: Doanh nghiệp sẽ trả nhiều tiền hơn cho việc lưu trữ nếu trang web của bạn có nhiều lưu lượng truy cập, nhưng bạn có thể sử dụng theme miễn phí của WordPress để tiết kiệm chi phí thiết kế. Công ty bạn không nhất thiết cần các tùy chọn đắt tiền nhất, mà cần các tuỳ chọn phù hợp nhất.

Ước tính giá làm trang web WordPress

Ước tính chi phí trang web WordPress (tham khảo)

Ước tính chi phí trang web WordPress (tham khảo)

Biểu đồ trên nêu chi tiêu trung bình ước tính cho một trang web WordPress dựa trên quy mô doanh nghiệp:

  • Với doanh nghiệp vừa/nhỏ: Bạn có khả năng chi từ $3 đến $5 hàng tháng.
  • Khi kinh doanh thương mại điện tử: Bạn có thể phải trả từ $800 – $1500 mỗi tháng.
  • Với các doanh nghiệp kinh doanh: Chi phí của bạn có thể lên đến $3000 mỗi tháng.

Lời kết

Như vậy, bài viết trên đã phân tích từng yếu tố ảnh hưởng đến giá làm trang web WordPress cho doanh nghiệp bạn. Hy vọng rằng những nội dung trên đã giúp bạn có một bức tranh rõ ràng hơn về những gì bạn cần xem xét khi tạo ngân sách cũng như là chi phí duy trì website ý tưởng của tổ chức bạn. Nếu doanh nghiệp bạn có nhu cầu xây dựng một website chuẩn chỉnh, hãy liên hệ với MangoAds để nhận tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình.

>>> Có thể bạn quan tâm: TOP các website builder tốt nhất doanh nghiệp có thể triển khai

>>> Thiết kế website dành cho người không chuyên

9 Plugin WordPress giúp thiết kế Website công ty chuyên nghiệp

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đã thiết kế website bằng WordPress bởi nó sở hữu đa dạng plugin có sẵn để tích hợp nhiều tính năng hơn vào website của bạn. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn TOP 9 Plugin WordPress hữu ích giúp thiết kế Website công ty chuyên nghiệp hơn. 

Plugin trong WordPress là gì?

Plugin WordPress là các phần mềm, tính năng được gắn vào website WordPress của bạn. Với plugin, doanh nghiệp có thể thêm chức năng mới hoặc mở rộng chức năng hiện có trên website, cho phép bạn tạo hầu như mọi loại website, từ cửa hàng thương mại điện tử, ngành công nghiệp sản xuất đến website Directories.

Plugin có thể thực hiện các chỉnh sửa nhỏ trên website của bạn hoặc thay đổi lớn, tùy thuộc vào tính năng của chúng. Ví dụ: bạn có thể sử dụng plugin để thêm nút chia sẻ WhatsApp, LinkedIn vào website của mình hoặc chọn các plugin đa ngôn ngữ để phù hợp với từng địa phương, đối tượng khách hàng. Hoặc, nếu bạn điều hành một doanh nghiệp thương mại điện tử, bạn có thể cài đặt plugin để hỗ trợ cổng thanh toán hoặc plugin cho phép khách truy cập đặt lịch hẹn trực tuyến.

Bạn có thể thiết kế website công ty một cách chuyên nghiệp với đa dạng plugin trong WordPress.  Có rất nhiều plugin có thể giúp bạn nâng cao biểu mẫu liên hệ (contact forms), tạo các sliders đẹp mắt, sao lưu website của bạn trong trường hợp dữ liệu bị lỗi và giúp việc chọn tham gia email trở nên dễ dàng — cùng nhiều tính năng vượt trội khác. Sau khi chúng ta đã hiểu tổng quan về plugin là gì,  nội dung dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn về cách Plugin hoạt động.

Plugin hoạt động như thế nào?

Các plugin cho phép bạn thêm hoặc mở rộng chức năng của website WordPress của mình mà không cần thay đổi các file WordPress cốt lõi. Plugin sử dụng các điểm truy cập, chính thức được gọi là action hooks, do API Plugin WordPress cung cấp để “kết nối” vào mã nguồn. Các điểm truy cập và phương pháp này sẽ gọi các chức năng của plugin vào những thời điểm cụ thể và sửa đổi hành vi mặc định của WordPress.

Plugin cho phép bạn thêm hoặc mở rộng chức năng khi thiết kế website công ty

Plugin cho phép bạn thêm hoặc mở rộng chức năng khi thiết kế website công ty

Lập trình viên plugin muốn sử dụng API Plugin WordPress để tạo plugin sẽ bắt đầu bằng cách tạo một hàm PHP để xóa nhận xét có nội dung tục tĩu khỏi website của họ. Sau đó, họ sẽ kết nối hàm với một sự kiện cụ thể, chẳng hạn như lưu nhận xét vào cơ sở dữ liệu WordPress hoặc xuất bản bài đăng, bằng cách sử dụng hàm add_filter() hoặc hàm add_action().

Giả sử lập trình viên này muốn tạo một plugin có thêm một dòng văn bản có nội dung “Thank you for reading!” phía dưới mỗi bài đăng trên website WordPress. Trong trường hợp đó, chức năng của plugin sẽ thêm “Thank you for reading!” đến một bài đăng và sự kiện kích hoạt chức năng sẽ xuất bản một bài đăng. Lúc này tệp plugin của họ sẽ trông giống như sau:

Ví dụ về cách hoạt động của plugin (Nguồn: Hubspot)

Ví dụ về cách hoạt động của plugin (Nguồn: Hubspot)

Giả sử bạn là chủ sở hữu website và bạn muốn thêm chức năng này vào website của mình. Hãy xem các cách khác nhau mà bạn có thể thực hiện dưới đây.

Thiết kế website công ty: Làm sao thêm Plugin trong WordPress?

Có nhiều cách có thể thêm plugin WordPress vào website của bạn. Ví dụ: bạn có thể làm như vậy từ Dashboard của mình, từ WordPress Plugin Directory hoặc từ các website của bên thứ ba (third-party). Các plugin từ Directory chính thức có thể được cài đặt tự động chỉ bằng một cú nhấp chuột, trong khi một số plugin cao cấp phải được cài đặt thủ công thông qua ứng dụng File Transfer Protocol (FTP) client.

Để cài đặt plugin từ thư mục chính thức của WordPress, bạn chỉ cần đăng nhập vào bảng điều khiển của mình và chọn Plugin > Thêm mới. Sau đó tìm kiếm plugin bằng thanh tìm kiếm tích hợp. Từ đó, bạn chỉ cần nhấp vào Cài đặtKích hoạt.

Để hiểu cách cài đặt plugin không có sẵn trong WordPress Directory, hãy quay lại ví dụ về plugin ở trên. Nếu thông báo “Thank you for reading!” plugin không có sẵn trong thư mục, bạn phải tải xuống plugin dưới dạng file zip và lưu nó vào wp-content/plugins trong thư mục của bạn thông qua ứng dụng khách FTP. Điều này sẽ tự động cài đặt plugin vào website WordPress của bạn.

Sau đó, bạn sẽ điều hướng đến Plugin trong Dashboard admin của mình. Khi bạn đã tìm thấy plugin mới được tải lên từ danh sách các plugin đã cài đặt trên website, bạn chỉ cần nhấp vào liên kết “Kích hoạt” của plugin và hoàn tất. Kể từ đó trở đi, mỗi khi bạn xuất bản một bài đăng, dòng “Thank you for reading!” sẽ tự động thêm ở cuối bài viết.

Hầu hết các plugin đều sẵn sàng để sử dụng ngay lập tức, nhưng đôi khi bạn cần định lại cấu hình cài đặt của plugin để đảm bảo chúng hoạt động theo cách bạn muốn. Ví dụ: nếu bạn đang sử dụng plugin WP Staging – DB & File Duplicator & Migration để thiết lập trang WordPress Staging, thì bạn cần truy cập trang cài đặt của plugin và nhấp vào Tạo Staging site mới. Sau đó, nhập một số thông tin như tên và nội dung bạn muốn sao chép. Nếu không, phần bổ trợ sẽ không tạo Staging site tự động.

Nếu điều này làm doanh nghiệp cảm thấy tốn sức, chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc tại sao mọi người lại sử dụng plugin thay vì chỉ cấn chỉnh sửa các file WordPress cốt lõi để thêm chức năng vào website của họ. Đó là bởi vì, khi cập nhật lên phiên bản mới của WordPress, tất cả các file cốt lõi và mọi chỉnh sửa — đều bị ghi đè lên. Để thêm chức năng tương tự trên website đã cập nhật của mình, bạn phải quay lại và chỉnh sửa lại các file cốt lõi.

Tuy nhiên, nếu bạn cài đặt plugin để thêm chức năng cho website của mình thì bạn chỉ cần quan tâm đến việc cập nhật plugin mà thôi. 

Bây giờ chúng ta đã hiểu plugin là gì, cách chúng hoạt động và cách sử dụng chúng, nội dung dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn 8 Plugin WordPress để thiết kế website công ty.

Thiết kế website công ty chuyên nghiệp với 9 Plugin WordPress

1. All in One SEO

AIOSEO giúp cải thiện xếp hạng tìm kiếm và tăng lưu lượng truy cập

AIOSEO giúp cải thiện xếp hạng tìm kiếm và tăng lưu lượng truy cập

SEO (Search Engine Optimization) giúp bạn thu hút được nhiều khách truy cập hơn từ các công cụ tìm kiếm đến website của doanh nghiệp bạn. Mặc dù WordPress thân thiện với SEO ngay từ đầu, nhưng bạn có thể tăng hiệu quả hơn nữa bằng cách sử dụng đa dạng các phương pháp về SEO.

All in One SEO (AIOSEO) là một trong những plugin WordPress phổ biến nhất mọi thời đại. Hiện tại đã có hơn 2 triệu chuyên gia sử dụng plugin này để cải thiện xếp hạng tìm kiếm website của họ và tăng lưu lượng truy cập một cách đáng kể. Nó giúp bạn thêm đúng tiêu đề SEO, mô tả meta, từ khóa, tạo sơ đồ website XML, kết nối website của bạn với Google Search Console, tối ưu hóa trên phương tiện truyền thông xã hội,…

AIOSEO cung cấp phiên bản plugin miễn phí và cao cấp. Plugin miễn phí sở hữu mọi thứ bạn cần để cải thiện SEO cho website của mình. Các phiên bản cao cấp sẽ được tích hợp các tính năng mạnh mẽ khác như trình quản lý chuyển hướng, lược đồ thông minh, sơ đồ website video, theo dõi lỗi 404, module SEO hình ảnh, breadcrumbs nâng cao,…

2. WP Rocket

WP Rocket tạo bộ nhớ đệm mạnh mẽ và cung cấp nhiều tính năng vượt trội

WP Rocket tạo bộ nhớ đệm mạnh mẽ và cung cấp nhiều tính năng vượt trội

WP Rocket là một plugin tạo bộ nhớ đệm mạnh mẽ và cung cấp nhiều tính năng vượt trội, bao gồm Tải trước bộ đệm (Cache preloading), loại bỏ CSS không sử dụng, thực thi JavaScript bị trì hoãn và tải chậm để tăng tốc website WordPress của bạn. Điều khiến WP Rocket khác biệt so với các plugin tối ưu hóa tốc độ khác là nó sẽ hoạt động ngay sau khi bạn kích hoạt trên website của mình. Chi phí cho một gói plugin WP Rocket là từ $49 mỗi tháng.

3. Wordfence Security

Wordfence giúp bảo mật website của bạn một cách toàn diện

Wordfence giúp bảo mật website của bạn một cách toàn diện

Wordfence là một trong những giải pháp bảo mật WordPress toàn diện nhất hiện nay. Nó bao gồm một Malware scanner nhanh chóng cảnh báo cho bạn về các vấn đề bảo mật và Endpoint firewall để ngăn chặn các cuộc tấn công vào website của bạn. Nó cũng cung cấp khả năng hiển thị theo thời gian thực về lưu lượng truy cập, các nghi vấn hack trên website của bạn và chức năng xác thực hai yếu tố để bảo vệ tốt website của doanh nghiệp.

Wordfence bao gồm phiên bản miễn phí và cao cấp. Phiên bản cao cấp sở hữu nhiều tính năng hơn, bao gồm quy tắc Firewall thời gian thực và cập nhật Malware signature cũng như IP blacklists. Với hơn 3 triệu lượt cài đặt đang hoạt động, Wordfence Security được xem là trình quét bảo mật và firewall WordPress phổ biến nhất lúc bấy giờ.

4. Elementor

Trình tạo trang Elementor kéo và thả trực quan với khả năng thiết kế nâng cao

Trình tạo trang Elementor kéo và thả trực quan với khả năng thiết kế nâng cao

Nếu bạn không phải là lập trình viên, bạn vẫn có thể tạo website WordPress trong mơ của mình bằng cách sử dụng plugin trình tạo trang như Elementor. Elementor là trình tạo trang kéo và thả trực quan với khả năng thiết kế nâng cao. Với trình tạo trang này, bạn có thể chọn một trong hàng trăm template, sau đó tùy chỉnh chúng để tạo các trang đẹp mắt và thân thiện với mọi thiết bị. Elementor đi kèm với hàng tá tiện ích để bạn có thể dễ dàng thêm vào như các nút, hình ảnh, carousels và tiêu đề, headlines,… vào các trang của mình.

Tương tự như các plugin trên, Elementor cũng có hai phiên bản: Miễn phí và cao cấp. Với gói cao cấp, bạn sẽ được sử dụng nhiều template, widgets, hiệu ứng animation hơn,…

5. UpdraftPlus

Sao lưu trực tiếp, tiện lợi với plugin UpdraftPlus

Sao lưu trực tiếp, tiện lợi với plugin UpdraftPlus

Với UpdraftPlus, doanh nghiệp sẽ không bao giờ phải lo lắng về việc sao lưu thủ công nữa. Bạn có thể sử dụng công cụ này để sao lưu trực tiếp các tệp của mình lên Dropbox hoặc Google Drive, và khôi phục chúng chỉ bằng một cú nhấp chuột. Điều đó có nghĩa là nếu một ngày nào đó website của bạn bị tấn công, máy chủ của bạn gặp sự cố hoặc xảy ra vấn đề với các bản cập nhật, thì bạn sẽ an tâm hơn khi biết website của mình — cùng với tất cả các tệp và cơ sở dữ liệu liên quan — đều an toàn.

UpdraftPlus sở hữu phiên bản miễn phí và cao cấp. UpdraftPlus Premium mở ra nhiều tùy chọn lưu trữ đám mây hơn, bao gồm OneDrive và Azure, đồng thời đi kèm với nhiều tính năng hơn, bao gồm sao lưu gia tăng và mã hóa cơ sở dữ liệu. Với hơn 2 triệu lượt cài đặt đang hoạt động, đây có thể xem là plugin sao lưu phổ biến nhất.

6. Monarch Plugin

Tăng lượt chia sẻ và người theo dõi với plugin Monarch

Tăng lượt chia sẻ và người theo dõi với plugin Monarch

Monarch là một plugin WordPress cao cấp có thể giúp bạn tăng lượt chia sẻ và người theo dõi trên mạng xã hội. Với công cụ này, bạn có thể tạo một tập hợp tùy chỉnh các nút chia sẻ mạng xã hội và các nút theo dõi. Ngoài việc cho phép bạn chọn từ hàng tá mạng xã hội và hồ sơ, Monarch còn cung cấp nhiều tùy chọn cho việc thiết kế và đặt vị trí các nút doanh nghiệp muốn.

Plugin này cũng cung cấp tổng quan về hiệu suất mạng xã hội của bạn. Trong trang tổng quan của Monarch, bạn sẽ tìm thấy số liệu thống kê trên các phương tiện truyền thông của mình (tổng số lượt chia sẻ, lượt theo dõi và lượt thích); các số liệu thống kê ngày, tuần, tháng và năm của bạn; bài viết hiệu suất cao nhất cũng như số liệu thống kê các bài độc lập.

>>> Hướng dẫn cách tạo nút liên kết với kênh social media

7. Akismet Anti-spam

Akismet Anti-Spam với khả năng chống spam tuyệt vời cho website WordPress

Plugin Akismet Anti-Spam với khả năng chống spam tuyệt vời cho website WordPress

Akismet Anti-Spam cung cấp khả năng chống spam tuyệt vời cho website WordPress của bạn. Bằng cách kiểm tra nhận xét và gửi biểu mẫu liên hệ dựa trên cơ sở dữ liệu thư rác, công cụ này ngăn website của bạn xuất bản nội dung độc hại. Bằng cách đó, bạn chỉ phản hồi những độc giả trung thành của mình chứ không phải spambot.

Plugin này miễn phí, mặc dù bạn có thể nâng cấp lên gói cao cấp bắt đầu từ $5 mỗi tháng để có số liệu thống kê nâng cao và hỗ trợ ưu tiên. Với hơn 82 triệu lượt tải xuống, Akismet là plugin phổ biến nhất mọi thời đại.

8. MonsterInsights

MonsterInsights giúp website doanh nghiệp kết nối dễ dàng với Google Analytics

Plugin MonsterInsights giúp website doanh nghiệp kết nối dễ dàng với Google Analytics

MonsterInsights đã tạo plugin này để giúp doanh nghiệp dễ dàng kết nối website WordPress với Google Analytics. Với MonsterInsights, bạn có thể thiết lập Google Analytics ngay trong dashboard WordPress của mình mà không cần lập trình viên hoặc bất kỳ mã nào được yêu cầu.

Phiên bản plugin MonsterInsights miễn phí sẽ cung cấp cho bạn tất cả các tính năng theo dõi cơ bản mà bạn cần. Tuy nhiên, phiên bản cao cấp thậm chí còn cung cấp thông tin chuyên sâu mạnh mẽ hơn như dữ liệu về các landing page hàng đầu, các sản phẩm phổ biến, biểu mẫu chuyển đổi,… Nó cũng đi kèm với một bộ phân tích tiêu đề SEO hiệu quả để thúc đẩy lưu lượng truy cập và số lần nhấp chuột.

MonsterInsights tích hợp liền mạch với Universal Analytics và Google Analytics 4. Bạn có thể kết nối với bất kỳ phiên bản nào bạn đang chạy hoặc kết nối với cả hai cùng một lúc bằng tính năng theo dõi kép.

>>> Có thể bạn quan tâm: 5 báo cáo Google Analytics bạn cần quan tâm

9. WP Live Chat Support

Không giới hạn trò chuyện với WP Live Chat Support

Không giới hạn trò chuyện với plugin WP Live Chat Support

WP Live Chat Support được sản xuất bởi chính WordPress nên khả năng tương thích rất cao. Nó được chạy và điều hành bởi người dùng nhằm trò chuyện online với khách hàng. Bạn có thể nhận thông báo tin nhắn trên màn hình, chèn form liên hệ giúp khách để lại thông tin cần thiết nếu bạn đang offline. WP Live Chat sở hữu các tính năng hữu ích như: Miễn phí, không giới hạn cuộc trò chuyện, sao lưu tin nhắn khi ngoại tuyến, thu thập các thông tin phản hồi và thực hiện các cuộc khảo sát, hiển thị thông tin về khách truy cập,… 

>>> Có thể bạn quan tâm: Các plugin live chat phổ biến nhất hiện nay

Lời kết

Bài viết trên đã giới thiệu cho doanh nghiệp TOP 9 Plugin WordPress hữu ích giúp thiết kế Website công ty chuyên nghiệp. Hy vọng qua bài viết này, tổ chức của bạn sẽ hiểu hơn về plugin cũng như cách hoạt động của nó, và từ đó lựa chọn được cho mình những plugin phù hợp với nhu cầu và mục tiêu kinh doanh. Nếu bạn mong muốn xây dựng một website chuẩn chỉnh bằng WordPress, hãy liên hệ với MangoAds để nhận tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình nhé!

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách xây dựng một website hiệu quả bạn cần biết

7 TIPS thiết kế Website đẹp, tăng trải nghiệm người dùng

Khi nói đến thiết kế website, có rất nhiều phong cách và hướng khác nhau mà trang web của bạn có thể thực hiện: Từ sang trọng đến tối giản, từ vui tươi và sôi động, hiện đại. Cho dù như thế nào đi nữa thì doanh nghiệp cũng nên áp dụng một số quy tắc cơ bản để thu hút người truy cập và giảm tỷ lệ thoát trang. Bài viết dưới đây sẽ nêu ra 7 mẹo thiết kế website đẹp, giúp tăng trải nghiệm người dùng để trang web của bạn hiệu quả và hấp dẫn hơn trong mắt đối tượng mục tiêu.

1. Giữ cho trang chủ của bạn tối giản và không lộn xộn

Trang chủ của website bạn nên là nơi truyền đạt thông điệp cốt lõi của doanh nghiệp. Người dùng ngày nay không có nhiều thời gian để đọc một đoạn văn bản dài giới thiệu doanh nghiệp. trên một trang web. Thay vào đó, bạn cần chọn ra các từ khóa, câu chữ và hình ảnh quan trọng, nổi bật. Lúc này người dùng sẽ bị thu hút và ghi nhớ những nội dung trên website bạn nhanh hơn. 

Hãy chọn ra các từ khoá, hình ảnh quan trọng để đặt lên website

Hãy chọn ra các từ khoá, hình ảnh quan trọng để đặt lên website

Khi học cách thiết kế trang web, những mẹo thiết kế trang web đơn giản này sẽ giúp bạn chia nhỏ nội dung của mình và tạo nên một thiết kế trang chủ đẹp mắt và hấp dẫn:

  • Những nội dung quan trọng nên đặt lên đầu: Trung bình, người dùng sẽ dành ra 10 giây để xem một website, nếu trang web không ấn tượng và giải quyết được nhu cầu của họ thì người truy cập sẽ ngay lập tức thoát trang. Khách truy cập nên hiểu trang web của bạn là gì càng sớm càng tốt mà không cần phải cuộn hoặc nhấp vào bất kỳ đâu.
  • Sử dụng các khoảng trắng phù hợp: Đặt khoảng trắng ở giữa các yếu tố. Bằng cách để trống một số khu vực, bạn sẽ mang lại cho thiết kế một cảm giác cân bằng và rộng rãi hơn nhiều. Đối với văn bản, hãy tạo ra các đoạn văn có kích thước vừa phải, dễ đọc.
  • Chú trọng vào hình ảnh thể hiện thương hiệu, thông điệp: Các phương tiện trực quan như hình ảnh chất lượng cao, nghệ thuật vector hoặc biểu tượng bắt mắt sẽ lập tức thu hút người truy cập, hãy dùng hình ảnh để thể hiện thông điệp, truyền đạt giá trị cốt lõi của doanh nghiệp bạn.
  • Thêm lời kêu gọi hành động (CTA): Từ việc mua hàng đến đăng ký, hãy khuyến khích khách truy cập trang web thực hiện hành động mà bạn muốn bằng cách đặt nút kêu gọi hành động (CTA) trên trang chủ.

2. Chú ý đến hệ thống phân cấp thị giác (Visual hierarchy) nếu muốn thiết kế website đẹp

Website Nike áp dụng nguyên tắc thiết kế hệ thống phân cấp một cách hiệu quả

Website Nike áp dụng nguyên tắc thiết kế hệ thống phân cấp một cách hiệu quả

Hệ thống phân cấp (Visual hierarchy) là một nguyên tắc thiết kế quan trọng giúp hiển thị nội dung của bạn một cách rõ ràng và hiệu quả. Thông qua việc sử dụng đúng cấu trúc phân cấp, bạn sẽ có thể thu hút sự chú ý của khách truy cập trang web đến các thành phần trang nhất định theo thứ tự ưu tiên, bắt đầu với phần quan trọng nhất.

Các thành phần chính của hệ thống phân cấp trực quan là:

  • Kích thước và trọng lượng: Hãy làm nổi bật nội dung quan trọng của doanh nghiệp bạn, chẳng hạn như tên và biểu tượng doanh nghiệp của bạn, bằng cách làm cho chúng lớn hơn và nổi bật hơn về mặt hình ảnh. Người đọc có xu hướng đưa mắt tới các tiêu đề lớn và in đậm trước, sau đó mới chuyển sang các đoạn văn bản nhỏ hơn.
  • Vị trí phần tử: Sử dụng bố cục trang web phù hợp để dẫn mắt khách truy cập của bạn đi đúng hướng. Chẳng hạn, bạn có thể đặt một nút kêu gọi hành động quan trọng ở chính giữa màn hình hoặc đặt Logo của bạn ở đầu trang.

3. Tạo nội dung trang web dễ đọc (Readability)

“Khả năng đọc” (Readability) đo mức độ dễ dàng để mọi người nhận ra các câu và cụm từ của website bạn. Khi khả năng đọc của website cao, người dùng sẽ có thể dễ dàng quét hoặc đọc lướt qua nó. Bằng cách này, việc tiếp nhận thông tin sẽ trở nên dễ dàng hơn. Hãy thử các quy tắc chính sau để tăng khả năng đọc của website bạn:

Readability là một trong những tiêu chí để thiết kế website đẹp, tăng trải nghiệm người dùng

Readability là một trong những tiêu chí để thiết kế website đẹp, tăng trải nghiệm người dùng

  • Chú ý vào độ tương phản: Độ tương phản phù hợp giữa màu văn bản và màu nền của website rất quan trọng đối với khả năng đọc cũng như khả năng tiếp cận trang web. Mặc dù bảng màu website của bạn có thể đại diện cho màu sắc thương hiệu doanh nghiệp, nhưng hãy đảm bảo website có đủ độ tương phản giữa các yếu tố. Để làm được điều này, bạn có thể sử dụng các công cụ trực tuyến như Contrast Checker.
  • Đừng để phông chữ quá nhỏ: Hầu hết mọi người sẽ gặp khó khăn khi nhìn thấy các phông chữ nhỏ hơn. Một nguyên tắc điển hình cho thiết kế web là giữ cho văn bản nội dung của bạn không bé hơn 16pt. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng con số này hoàn toàn phụ thuộc vào phông chữ bạn chọn cho trang web của mình.
  • Lựa chọn loại phông chữ: Trên thế giới có đa dạng loại phông chữ được thiết kế. Bạn có thể chọn các phông chữ serif – “chữ có chân”, như Times New Roman phổ biến và dễ nhìn hoặc sans serifs, có nghĩa là chữ “không có chân”. Phông chữ Sans serif thường là lựa chọn tốt nhất cho các văn bản trực tuyến dài – chẳng hạn như văn bản bạn đang đọc. Bạn cũng có thể tạo các cặp phông chữ thú vị bằng cách trộn các loại phông chữ khác nhau lại với nhau sao cho hài hoà, phù hợp.

Ngoài ra còn có nhiều phông chữ hiển thị thiên về khía cạnh trang trí, chẳng hạn như phông chữ viết tay. Nếu bạn định dùng một trong số đó, hãy đảm bảo mình không sử dụng quá mức, để tránh hiệu ứng áp đảo.

  • Giới hạn số lượng phông chữ: Không sử dụng nhiều hơn ba kiểu chữ khác nhau trên một trang web. Một số dự án có thể yêu cầu kết hợp phông chữ phức tạp hơn, nhưng quá nhiều kiểu chữ khác nhau thường xuất hiện lộn xộn, làm mất tập trung vào bản sắc thương hiệu của bạn.
  • Sử dụng các chủ đề văn bản: Để thiết lập một hệ thống phân cấp rõ ràng, hãy đảm bảo rằng nội dung trang web bằng văn bản của bạn có title heading rõ ràng, kích thước khác nhau – từ một tiêu đề lớn, đến các tiêu đề phụ nhỏ hơn, đến đoạn văn hoặc những nội dung nhỏ khác như các bullet. Điều này không chỉ làm cho việc thiết kế website đẹp hơn mà còn tăng sự logic cho văn bản.

4. Thiết kế website đẹp, dễ điều hướng

Menu điều hướng Dropdown trên website của Uniqlo

Menu điều hướng Dropdown trên website của Uniqlo

Điều cuối cùng khi xây dựng một website chính là người dùng của bạn dễ dàng tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm. Một trang web có điều hướng tốt chắc chắn sẽ giúp các công cụ tìm kiếm (search engines) lập chỉ mục nội dung website cải thiện đáng kể trải nghiệm người dùng:

  • Liên kết logo của bạn với trang chủ: Mẹo thiết kế trang web này là một thông lệ phổ biến mà khách truy cập của bạn sẽ mong đợi, giúp họ tiết kiệm thời gian nhấp chuột lòng vòng để ra trang chủ. Nếu bạn chưa có, hãy liên kết logo của doanh nghiệp bạn đến trang chủ ngay lập tức.
  • Lưu ý đến thanh menu của bạn: Cho dù bạn muốn website của mình thiết kế menu theo hướng danh sách ngang cổ điển, hamburger menu hay bất kỳ thứ gì khác, menu website của bạn phải nổi bật và dễ tìm. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng nó được cấu trúc theo tầm quan trọng của từng phần.
Hamburger menu là một cách thiết kế menu hiệu quả

Hamburger menu là một cách thiết kế menu hiệu quả

  • Cung cấp một số điều hướng dọc (Vertical navigation): Nếu website bạn thuộc loại cuộn dài, chẳng hạn như website one-page, hãy sử dụng anchor menu. Chỉ với một cú nhấp chuột, người xem sẽ có thể nhanh chóng chuyển đến bất kỳ phần nào của website. Một tùy chọn khác để xem xét là nút “Quay lại đầu trang (Back on top)”. Nút này dẫn khách truy cập lên đầu trang cho dù họ ở đâu trên website của bạn.
  • Thêm Website Footer: Website Footer có thể là thứ cuối cùng được nhìn thấy trên trang web của bạn và bạn nên đặt tất cả các liên kết quan trọng của mình ở đó. Điều này có thể bao gồm thông tin liên hệ của bạn, các biểu tượng mạng xã hội có dẫn liên kết hoặc bất kỳ liên kết liên quan nào khác mà người truy cập có thể cần.

>>> Có thể bạn quan tâm: 15 ví dụ về navigation bar bạn cần biết

5. Thiết kế Website Responsive

Tăng trải nghiệm người dùng với thiết kế website responsive

Tăng trải nghiệm người dùng với thiết kế website responsive

Có rất nhiều thiết bị điện từ ngoài kia với đa dạng kích cỡ màn hình. Cho dù người xem truy cập vào website của bạn trên thiết bị nào, hãy đảm bảo website mang đến cho họ trải nghiệm tốt và tương tự nhau. Thay vì bỏ nhiều công sức vào các hoạt ảnh di chuột quá phức tạp có thể làm chậm tốc độ tải trang hoặc nhiều hiệu ứng không hỗ trợ trên mọi thiết bị, tốt hơn hết bạn nên dành thời gian đó để cải thiện UI và UX cho mọi người.

Trang web dành cho thiết bị di động của bạn phải gọn gàng và ít lộn xộn hơn so với phiên bản dành cho máy tính, vì vậy hãy giảm thiểu các thành phần trang và thu nhỏ một số nội dung, chẳng hạn như menu. Ngoài ra còn có các tính năng di động độc đáo mà bạn có thể sử dụng để nâng cao thiết kế di động của mình. Khi thiết kế website với MangoAds, chúng tôi sẽ tự động tạo phiên bản thân thiện với thiết bị di động (Mobile-friendly) cho trang web của bạn để bạn có thể bắt kịp với xu hướng lướt web ngày nay.

6. Giữ cho Typography nhất quán

Khi chúng ta ngồi đọc một cuốn sách, chúng ta mong đợi rằng mỗi trang sẽ theo một trật tự nhất định. Văn bản sẽ có cùng kích thước, được đặt với khoảng cách chính xác và tuân theo cùng một định dạng lặp lại. Cảm giác đồng nhất này giúp chúng ta luôn gắn kết, mang lại trải nghiệm không bị gián đoạn khi đọc qua các trang sách.

Thiết kế chữ hợp lý sẽ khiến tổng thể thiết kế thu hút người xem hơn

Thiết kế chữ hợp lý sẽ khiến tổng thể thiết kế thu hút người xem hơn

Tương tự, kiểu chữ trong thiết kế website cũng cần phải có trật tự và nhất quán. Tiêu đề, văn bản nội dung, liên kết và văn bản khác cần tuân theo cùng một kiểu dáng từ trang này sang trang tiếp theo của một website. Ngoài ra, phần đệm, khoảng cách dòng, kích thước, màu sắc và trọng lượng phải giống hệt nhau đối với một loại nội dung nhất định.

>>> Có thể bạn quan tâm: Tầm quan trọng của Typography trên đối với designer

7. Tìm thêm cảm hứng 

Không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có nhiều ý tưởng độc đáo, phù hợp để xây dựng website theo ý muốn của mình. Đôi khi bạn sẽ bị mắc kẹt giữa những ý tưởng, và lao vào lối mòn thiết kế. Để tránh sự trì trệ trong sáng tạo, hãy giữ cho đầu óc bạn luôn bận rộn với những thiết kế website đẹp khiến bạn phấn khích.

Một số trang web giúp khơi gợi nguồn cảm hứng của trong thiết kế website có thể kể đến như: Awwwards, Behance, Dribbble, Pinterest… Hãy lên đó xem và theo dõi các nhà thiết kế website yêu thích của bạn trên phương tiện truyền thông xã hội để từ đó có thêm động lực và sự sáng tạo cho website của doanh nghiệp mình.

Tổng kết

Bài viết trên đã cung cấp cho doanh nghiệp 7 mẹo để thiết kế Website đẹp, tăng trải nghiệm người dùng. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn trang bị thêm kiến thức bổ ích trên hành trình xây dựng website chuyên nghiệp cho tổ chức. Nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu cải thiện, thiết kế website, hãy liên hệ MangoAds để nhận được tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình để đưa ra giải pháp phù hợp với tình hình và ngân sách của doanh nghiệp mình.

>>> Tham khảo thêm: Làm sao để thiết kế website dành cho người không chuyên?

Tìm hiểu dịch vụ thiết kế website WordPress chuyên nghiệp

Hiện nay, website là điểm “chạm” hiệu quả khi tiếp cận khách hàng mục tiêu, tạo lợi thế cho việc kinh doanh của thương hiệu. Tuy nhiên, tạo một trang website đẹp, chuyên nghiệp, có nội dung SEO thân thiện là nhiệm vụ khó khăn nếu bạn chưa biết về lập trình.

Với website WordPress, bạn dễ dàng tìm thấy những hướng dẫn cơ bản từ cài đặt wordpress, làm website bằng wordpress,… Nhưng các chỉ dẫn thường có ngôn ngữ mang chuyên môn lập trình cao, khá khó hiểu. Nếu không có thời gian, bạn có thể chọn các nơi cung cấp dịch vụ thiết kế website wordpress chuyên nghiệp. Nhưng bạn cũng cần biết các kiến thức về nền tảng này để có thể quản trị web.

Hãy cùng MangoAds theo dõi bài viết sau với các hướng dẫn chi tiết về công cụ thiết kế website wordpress cho người mới bắt đầu, không cần biết lập trình mà vẫn có thể sử dụng.

Trước khi bắt đầu đi tìm dịch vụ tạo website wordpress. Hãy tìm hiểu về các khái niệm và các công cụ cơ bản về thiết kế website. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi tiến độ, cũng như dễ kiểm soát được quá trình tạo web với các Agency.
>>> Xem thêm: Dịch vụ tái thiết kế website bằng wordpress

Nền tảng thiết kế website WordPress là gì?

WordPress là một hệ thống quản lý nội dung với mã nguồn mở (CMS), được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP. Đây là một công cụ phổ biến, miễn phí dành cho những người không có kinh nghiệm muốn xây dựng trang web và blog. Với WordPress, bất kỳ ai cũng có thể cài đặt, sử dụng và sửa đổi miễn phí.

Hình 1: Thiết kế website tiện lợi, dễ dàng với nền tảng WordPress

Bạn sẽ có ngay trang web cho riêng mình bằng cách cài host (một dạng máy chủ lưu trữ các dữ liệu, thông tin trên internet) lên WordPress. Sau đó, chỉ cần chọn lựa theme để thay đổi giao diện cho trang web theo ý thích.
Ngoài ra, bạn có thể làm trang web của mình sinh động và tối ưu hoạt động hơn khi thêm các plugin phù hợp đấy.

Theme wordpress là gì?

Theme wordpress trong thiết kế website wordpress được hiểu là các giao diện đã được lập trình code sẵn và có sẵn trên wordpress. Bạn có thể chọn lựa thoải mái, wordpress có rất nhiều theme miễn phí, hiện đại, đa dạng phong cách. Nếu muốn chuyên nghiệp hơn, bạn cũng có thể nâng cấp lên các tài khoản wordpress pro để được tích hợp nhiều giao diện “xịn sò” hơn.

Hình 2: WordPress là nơi chứa lượng theme giao diện trang web miễn phí lớn 

Plugin wordpress có khả năng làm gì?

Plugin wordpress là một dạng nút được tích hợp các chức năng cho website. Đây cũng đã được lập trình code sẵn, cực kỳ tiện lợi cho người mới bắt đầu tìm hiểu hoặc không biết về lập trình.

Hình 3: Plugin được lập trình code sẵn giúp người dùng lựa chọn dễ dàng

Hầu hết, các theme và plugin trên wordpress đều có hai dạng: miễn phí và trả phí. Các loại tính phí sẽ có thêm các tính năng hấp dẫn hơn, tiện hơn. Tùy theo nhu cầu và mục đích của bạn hay doanh nghiệp mà chọn lựa phù hợp.

Bạn có thể lưu về một số themes và plugins wordpress trang chủ tại:
>>> Khám phá kho giao diện thiết kế website wordpress nổi bật
>>> Tổng hợp các plugin wordpress tiện lợi, miễn phí cho trang webiste

WordPress có từ khi nào?

Năm 2003, WordPress được tạo ra bởi Matt Mullenweg – một sinh viên đại học. Đây được bắt đầu như một sự khởi động của một dự án trước đó có tên là b2/cafelog. Ban đầu được xây dựng bởi Michel Valdrighi. Tuy nhiên, sau đó, Matt nhìn thấy cơ hội để cải thiện các chức năng của một trang web mà không cần sửa đổi mã nguồn cốt lõi của nó. Và WordPress đã ra đời.

Sự phát triển của WordPress 1.0

Matt đã phát triển một nhánh mới của b2 trên SourceForge bằng cách rẽ nhánh khái niệm ban đầu về thiết kế website. Với sự giúp đỡ của bạn bè, anh ấy đã tạo ra một phiên bản khác và lấy tên là WordPress.

Sau đó, WordPress 1.0 được phát hành ra công chúng vào năm 2004. Nó có tên mã là “Davis” vì Matt ngưỡng mộ các nghệ sĩ nhạc jazz. Có thể kể đến  Miles Davis. Tương tự như nền tảng ngày nay, phiên bản này bao gồm nhiều danh mục để nhóm các trang nội dung trang web của bạn và kiểm duyệt các nhận xét.

WordPress của ngày hôm nay

WordPress hiện nay là một cộng đồng phát triển bao gồm các nhà phát triển, nhà thiết kế và người viết blog. Vào năm 2017, WordPress đã thiết kế lại trải nghiệm người dùng của mình bằng trình chỉnh sửa mới có tên là Gutenberg. Phiên bản mới nhất, WordPress 5.0 (Bebo), bao gồm một chủ đề trưng bày mới và được cải tiến. Tù đây, các ngành công nghiệp lớn tiếp tục thấy giá trị của nền tảng.

WordPress có bao nhiêu loại? Cách phân biệt các loại dịch vụ thiết kế website wordpress

Khi mới tìm hiểu, nếu không để ý bạn sẽ dễ nhầm lẫn hai dạng dịch vụ hỗ trợ tạo và thiết kế website trên wordpress là: WordPress.org và WordPress.com.

  • Với WordPress.org: là một trang chủ của WordPress. Là nơi bạn có thể tìm và tải bộ cài WordPress về máy và cài lên host. Đây cũng là nơi tùy chỉnh, quản trị, tải các plugin hay giao diện về cho website. Hầu hết trang này sẽ cho bạn tải miễn phí. Nếu vạn muốn tìm hiểu sâu hơn về kiến thức lập trình, thiết kế website thì có thể vào mục “Forum” để đọc và tham khảo – đây là nơi các lập trình viên trao đổi, hỗ trợ nhau.
Trang WordPress.org giúp bạn thiết kế và quản trị web thuận tiện

Hình 4: Trang WordPress.org giúp bạn thiết kế và quản trị web thuận tiện

  • Với WordPress.com: là nơi để bạn tạo hẳn một trang web hay blog. Có nghĩa là bạn không cần cài đặt, chỉ cần đăng ký tài khoản là đã có thể sở hữu một trang web. Tuy nhiên, bạn sẽ tốn một chút phí duy trì domain tên miền mỗi tháng. Và có hạn chế là khi sử dụng WordPress.com, các plugin hay giao diện thì không thể cài đặt theo tùy chọn bên ngoài mà phải phụ thuộc vào kho theme và plugin của wordpress. Do đó, bạn không thể sở hữu giao diện theo phong cách của mình hay không thể có các plugin độc đáo.
WordPress.com có sẵn kho giao diện và plugin sẵn tích hợp cho trang web của bạn

Hình 5: WordPress.com có sẵn kho giao diện và plugin sẵn tích hợp cho trang web của bạn

Do đó, để dễ dàng tùy chỉnh hơn, mọi người thường chọn WordPress.org để thiết kế website. Hãy kiểm tra đuôi tên miền “.org” của wordpress khi tạo website nhé!
>>> Xem thêm: Khám phá quy trình thiết kế UI – UX cho website wordpress như thế nào?

WordPress dùng để thiết kế các website nào?

Khi WordPress xuất hiện, mục đích đầu tiên là sử dụng để tạo blog. Cho đến nay, phần mềm đã được cải thiện khá tốt. Bạn có thể tạo bất kỳ loại trang web nào bạn muốn, bạn có thể xây dựng blog về sở thích hoặc phong cách sống, danh mục chuyên nghiệp, trang web kinh doanh, cửa hàng thương mại điện tử, ứng dụng di động và trang web cá nhân.

Sử dụng WordPress để thiết kế website cho mọi nội dung, sản phẩm

Hình 6: Sử dụng WordPress để thiết kế website cho mọi nội dung, sản phẩm

Dùng wordpress để thiết kế các trang blog

Blog về sở thích hoặc phong cách sống

Vì nguồn của WordPress cho các blog, các tính năng của nó rất phong phú, bao gồm:

  • Khả năng phân biệt giữa bài viết và trang
  • Trình chỉnh sửa WYSIWYG mạnh mẽ giúp tạo bài đăng dễ dàng
  • Hệ thống tổ chức nội dung, bài đăng, gắn thẻ và danh mục rất phong phú
  • Có các tùy chọn để người dùng để lại nhận xét và bạn dễ dàng kiểm duyệt bài viết, giao diện,…
Tạo blog cá nhân đơn giản chỉ với vài cú nhấn chuột, tùy chọn theme

Hình 7: Tạo blog cá nhân đơn giản chỉ với vài cú nhấn chuột, tùy chọn theme

Khi bạn cài đặt WordPress, điều tiếp theo bạn cần làm là chọn một chủ đề hấp dẫn và thể hiện những gì bạn muốn với blog của mình. WordPress có các chủ đề phù hợp với tin tức, tạp chí và bố cục nội dung miễn phí.

Tiếp theo, hãy thêm plugin cho bất kỳ chức năng nào bạn muốn mà không đi kèm với chủ đề, chẳng hạn như các nút chia sẻ sang các trang mạng xã hội hoặc nhấp để tweet.

Dùng WordPress để tạo danh mục chuyên nghiệp

Với WordPress, bạn cũng có thể tìm thấy nhiều chủ đề cho danh mục,giúp website trở thành lựa chọn tuyệt vời để giới thiệu thương hiệu cá nhân của bạn. Chức năng “Trang” có thể được sử dụng cho trang chủ, trang Giới thiệu, trang liên hệ, v.v. trong khi chức năng “Bài đăng” có thể được sử dụng cho các phần cụ thể ở các dạng như: hình ảnh, văn bản, âm thanh hay định dạng video.

Bạn có thể chọn chủ đề có sẵn trong thư viện tích hợp của WordPress hoặc có thể cài đặt plugin thanh trượt danh mục đầu tư.

Dùng WordPress tạo trang web kinh doanh

Một trang web kinh doanh cần phải tận dụng nhiều mã nguồn có sẵn từ WordPress, trong nhiều trường hợp có nhiều trang và bài đăng trên blog hoặc trang web cá nhân thì cần thêm chức năng. Tuy nhiên, do khả năng mã nguồn CMS tích hợp mạnh mẽ và cộng đồng nguồn mở tiếp tục có các giải pháp. Do đó WordPress là sự lựa chọn tuyệt vời trong việc đáp ứng những nhu cầu này.

Sử dụng WordPress để thiết kế trang web thương hiệu, kinh doanh

Hình 8: Sử dụng WordPress để thiết kế trang web thương hiệu, kinh doanh

Bạn có thể chọn một chủ đề trang web cho những gì bạn đang muốn và tùy chỉnh chủ đề đó theo thương hiệu của bạn. Trình tạo trang như Elementor và Divi giúp quá trình bố cục trở nên dễ dàng hơn.

Với các plugin dành cho SEO, thu thập khách hàng tiềm năng, phân tích và các chức năng khác, sẽ hỗ trợ bạn tích hợp và phát triển doanh nghiệp của mình chỉ với nền tảng WordPress.

>>> Xem thêm: Tầm quan trọng của product feed với website

Dùng WordPress cho các cửa hàng thương mại điện tử

WordPress đặc biệt tốt để tạo các cửa hàng trực tuyến. Với các plugin thương mại điện tử như WooC Commerce, bạn có thể quản lý sản phẩm, thanh toán và vận chuyển ở mặt sau trong khi khách truy cập của bạn có trải nghiệm mua sắm thú vị.

Kết hợp website wordpress với các cửa hàng thương mại điện tử

Hình 9: Kết hợp website wordpress với các cửa hàng thương mại điện tử

Dùng WordPress để thiết lập ứng dụng di động

Một số người dùng thích sự thuận tiện khi truy cập trang web của bạn thông qua ứng dụng dành cho thiết bị di động thay vì trình duyệt trên thiết bị của họ. Việc phát triển ứng dụng có thể tốn kém, nhưng các plugin WordPress có thể biến trang web của bạn thành một ứng dụng mà không gặp rắc rối nào.

Sử dụng wordpress tạo trải nghiệm người dùng đồng nhất trên ứng dụng di động

Hình 10: Sử dụng wordpress tạo trải nghiệm người dùng đồng nhất trên ứng dụng di động

Dùng WordPress để tạo trang web cá nhân

Nếu bạn đang muốn kiếm tiền bằng những nỗ lực của mình thì WordPress hỗ trợ plugin để tạo trang web cá nhân. Bạn sẽ có thể quản lý thanh toán, thiết lập cấp độ thành viên và theo dõi đăng ký.

Bạn muốn biết thêm về cách xây dựng một trang web WordPress? Hãy xem hướng dẫn cơ bản này về WordPress.

Tại sao nên sử dụng WordPress để thiết kế website?

WordPress là nền tảng yêu thích của nhiều blogger và các doanh nghiệp. Thực tế, hơn 40% tất cả các trang web trực tuyến đều sử dụng WordPress. Sau đây là một vài lý do khiến WordPress trở nên phổ biến:

1. WordPress là mã nguồn mở

WordPress là một nền tảng mã nguồn mở. Điều này có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể sửa đổi mã nguồn và phân phối lại phần mềm, giao diện. Nó được thiết kế để mọi người đóng góp ý tưởng của họ nhằm cải thiện nền tảng thiết kế web. Ngoài ra, WordPress còn có một cộng đồng mã nguồn mở, giúp mọi người có thể tự thiết kế tốt hơn.

2. WordPress dễ sử dụng ngay cả người mới bắt đầu

WordPress không yêu cầu bạn phải là lập trình viên. Nó được xây dựng cho những người không có kỹ thuật, không có kiến thức về lập trình. Bên cạnh đó, giao diện người dùng trực quan và thân thiện là điều mà nhiều người thích.
Để thêm một thiết kế mới vào trang web của mình, bạn chỉ cần tải xuống một chủ đề. Nếu bạn cần thêm chức năng mới, chẳng hạn như biểu mẫu liên hệ, bạn chỉ cần cài đặt plugin. Các nhiệm vụ liên quan về phát triển web như trước đây phải mất hàng giờ liền để hoàn thành, nay đã có thể được thực hiện chỉ trong vài phút với WordPress.

3. WordPress thân thiện với SEO

Chỉ xây dựng một trang web WordPress thôi là không đủ. Bạn muốn mọi người tìm và truy cập trang web của mình thông qua công cụ tối ưu hóa tìm kiếm. Với các plugin SEO, như Yoast SEO, bạn có thể tăng thứ hạng của mình khi nó hỗ trợ đề xuất liên kết nội bộ và mẫu mô tả meta.

Wordpress hỗ trợ tối ưu SEO thân thiện

Hình 11: WordPress hỗ trợ tối ưu SEO thân thiện

4. WordPress hỗ trợ tất cả các loại phương tiện

WordPress không giới hạn bất kỳ loại phương tiện nào. Vì vậy, bạn có thể sử dụng bất kỳ văn bản, hình ảnh và video nào trên trang web của mình. Trong thị trường cạnh tranh hiện nay, để thu hút sự chú ý của mọi người, hãy tận dụng nền tảng này để tự do sáng tạo.

5. WordPress có tính an toàn cao

An ninh là một mối quan tâm lớn đối với các doanh nghiệp. Với số vụ vi phạm dữ liệu xảy ra hàng năm, bạn muốn yên tâm rằng dữ liệu của mình (và dữ liệu của khách hàng) sẽ được bảo vệ.

Wordpress có tính bảo mật an toàn cao

Hình 12: WordPress có tính bảo mật an toàn cao

WordPress là một trong những nền tảng CMS an toàn và bảo mật nhất, do đó, hãy luôn cập nhật plugin và bảo mật mật khẩu. Nền tảng này cung cấp một số tính năng để bảo vệ trang web của bạn, chẳng hạn như đăng xuất người dùng nhàn rỗi và thêm xác thực hai yếu tố.

6. WordPress miễn phí sử dụng

WordPress hoàn toàn miễn phí. Bạn sẽ không mất bất cứ chi phí nào khi sử dụng phần mềm. Tuy nhiên, bạn sẽ phải trả tiền cho nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ bên thứ ba để cung cấp trang web của bạn trực tuyến.

Khám phá các tài nguyên xây dựng trang web WordPress

Khi xây dựng trang web của mình, bạn rất dễ bị choáng ngợp khi có rất nhiều lựa chọn về cung cấp dịch vụ lưu trữ, trình tạo trang và plugin. Vì thế, MangoAds đã thu hẹp danh sách để giúp bạn bắt đầu một cách dễ dàng hơn. Đây là các nguồn được nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế website wordpress sử dụng để xây dựng.

  • WP Engine cung cấp dịch vụ lưu trữ WordPress, giúp quản lý cho trang web của bạn. Được xây dựng cho các cơ quan, xí nghiệp và doanh nghiệp nhỏ, WP Engine cung cấp dịch vụ an toàn và đáng tin cậy.
  • WPMU DEV là một nền tảng WordPress tích hợp tất cả trong một. Bạn nhận được mọi thứ từ dịch vụ lưu trữ đến bảo vệ an ninh đến các công cụ tiếp thị để giúp bạn vận hành một trang web thành công.
  • All in One SEO là một plugin và bộ công cụ SEO hoàn chỉnh cho WordPress. Với điểm số TruSEO và danh sách kiểm tra hữu ích, nó giúp bạn có thể dễ dàng tối ưu hóa mọi trang và đăng trên trang web của mình để có thứ hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm.
  • WooC Commerce giúp bạn xây dựng một doanh nghiệp trực tuyến dễ dàng hơn. Nền tảng thương mại điện tử này bao gồm tùy chỉnh không hạn chế và viết blog tích hợp, giúp doanh nghiệp của bạn phát triển.
  • Elementor tự hào có hơn 3 triệu trang web sử dụng trình tạo trang WordPress của mình. Với tài nguyên này, bạn không cần kỹ năng hay kỹ thuật mà vẫn có thể thiết kế các trang web tuyệt đẹp từ các mẫu được tạo sẵn.
Wordpress tích hợp nhiều tài nguyên thiết kế website từ cơ bản đến chuyên nghiệp

Hình 13: WordPress tích hợp nhiều tài nguyên thiết kế website từ cơ bản đến chuyên nghiệp

  • GravityForms cho phép bạn tạo các biểu mẫu nâng cao bằng trình chỉnh sửa trực quan của nó. Chuyển đổi khách truy cập nhiều hơn với tính năng logic có điều kiện giúp định cấu hình biểu mẫu của bạn để hiển thị hoặc ẩn các trường dựa trên lựa chọn của khách truy cập.
  • WP Beginner là một tài nguyên WordPress miễn phí dành cho người mới bắt đầu. Blog của họ cung cấp lời khuyên và lời khuyên về cách cải thiện trang web của bạn.
  • The Events Calendar.com của WordPress cung cấp cho người dùng các tùy chọn miễn phí và trả phí cho lịch hay bán vé cũng như quản lý sự kiện toàn diện.

Sau khi chọn được các nguồn hay mẫu ưng ý, hãy xem năm mẹo để xây dựng Trang web WordPress của bạn: 5 Tips for Building a WordPress Website (Guide).

Có nên thiết kế website bằng wordpress?

Sau khi tìm hiểu WordPress là gì? Những tính năng nổi trội của WordPress, các kiến thức cơ bản về Theme WordPress, Plugin WordPress,… Chắc chắn bạn sẽ tự đặt câu hỏi: “ Có nên thiết kế website bằng wordpress không?”

Ở trên là những lợi ích tuyệt vời để khẳng định rằng WordPress là lựa chọn tuyệt vời cho website của bạn. Sở hữu các hệ thống website lớn, những mạng xã hội, kết hợp các website nhiều tính năng nâng cao, WordPress giúp bạn có thể thiết kế website tin tức, web blog cho mình một cách thuận tiện và dễ quản trị trang web.

Tuy nhiên, đừng quá lo lắng khi nhìn thấy quá nhiều thông tin, công cụ của trang web. Bạn có thể tự tìm hiểu hoặc có thể nhờ sự hỗ trợ của các đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế website wordpress chuyên nghiệp, tối ưu công cụ tìm kiếm.

MangoAds – Nơi cung cấp dịch vụ thiết kế trang website wordpress chuyên nghiệp

MangoAds là công ty truyền thông quảng cáo kỹ thuật số, luôn “đổi mình” để thích nghi với tiêu chuẩn toàn cầu. Chúng tôi giúp các thương hiệu Việt Nam vươn ra toàn cầu và cũng như hỗ trợ các thương hiệu toàn cầu thâm nhập thị trường Việt Nam đầy tiềm năng.

Với mong muốn kiến tạo một tương lai xanh, một thế giới thông minh, MangoAds luôn cải tiến, đổi mới các phương pháp kỹ thuật số nhằm đề xuất các chiến lược thông minh, phù hợp vì lợi ích và lợi nhuận tốt nhất cho khách hàng của mình.

Hội tụ những nhân viên có chuyên môn cao, có kỷ luật, có trách nhiệm, sáng tạo trong mảng truyền thông đa kênh. MangoAds tự tin cung cấp cho khách hàng các dịch vụ thiết kế website wordpress và các dịch vụ tích hợp vượt trội, nhằm mang lại kết quả cao nhất cho công ty của bạn.

Dịch vụ thiết kế website wordpress của MangoAds có gì nổi bật?

Là một Agency chuyên cung cấp các dịch vụ tiếp thị kỹ thuật số, dịch vụ thiết kế web tối ưu công cụ tìm kiếm,… Chúng tôi luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu nhu cầu của và tạo nên các dịch vụ vượt qua sự mong đợi của họ.

Bằng cách tập trung vào nhu cầu của khách hàng và phát triển văn hóa phục vụ khách hàng một cách có trách nhiệm, có chuyên môn, có “tâm và tầm” trong nội bộ công ty MangoAds. Từ đây, chúng tôi cung cấp cho họ những thiết kế phù hợp nhất, với nhiều sự lựa chọn tốt nhất.

Dịch vụ thiết kế website wordpress sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tối ưu hiệu quả web

Hình 14: Dịch vụ thiết kế website wordpress sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tối ưu hiệu quả web

Am hiểu “nỗi đau” và mong muốn của khách hàng

Tạo các giải pháp mới, phù hợp theo khái niệm “đi từ 0 đến 1”

Với MangoAds, chúng ta, doanh nghiệp đang đi từ số không đến một, không phải từ một đến một trăm. Điều đó có nghĩa là chúng tôi tập trung vào việc tạo ra các giải pháp mới, không sao chép các giải pháp hiện có.

Đội ngũ nhân viên, lập trình thiết kế website wordpress chuyên môn cao

Khi làm việc với chúng tôi, bạn sẽ làm việc với các chuyên viên Marketing, lập trình viên chuyên nghiệp được đào tạo định kỳ, có chứng nhận kinh nghiệm tốt nhằm cung cấp giải pháp phù hợp, hiện đại.

Chúng tôi đặt sự hài lòng của bạn là hàng đầu

Tại MangoAds, chất lượng dịch vụ và mức độ hài lòng luôn là “kim chỉ nam” hàng đầu của doanh nghiệp. Chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để tạo ra các sản phẩm nhằm mang đến sự chỉn chu trong từng chi tiết. Chúng tôi hiểu các quy tắc của lĩnh vực, các kỹ thuật, chính điều này sẽ yếu tố tạo nên các giá trị làm hài lòng khách hàng.

Tích hợp đa dịch vụ thiết kế website wordpress

Dịch vụ thiết kế website wordpress

Dựa trên yêu cầu của khách hàng, chúng tôi cung cấp các dịch vụ với nguồn nhân lực tài năng giúp tạo ra trang web với thiết kế chuyên nghiệp, ấn tượng, kết hợp chặt chẽ giữa cấu trúc nội dung trang web và các chức năng của trang web.

Dịch vụ quản trị website toàn diện

Dịch vụ quản lý web của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các giải pháp chính xác, phù hợp để cải thiện chất lượng trang web của mình bằng cách tích hợp đội ngũ SEO giàu kinh nghiệm cùng các công cụ hiện đại để tối ưu hóa.

Dịch vụ SEO tối ưu công cụ tìm kiếm hiệu quả

Kết quả SEO do team Media của MangoAds thực hiện chắc chắn sẽ làm bạn bất ngờ. Với dịch vụ SEO, Đội ngũ của chúng tôi sẽ thực hiện tất cả các bước từ tư vấn và xử lý để tăng thứ hạng từ khóa trang web của bạn bằng tiếng Việt, tiếng Nhật và tiếng Anh.

Dịch vụ quảng cáo GoogleAds

MangoAds là một trong các Đối tác của Google, chúng tôi mang đến cho bạn một chiến dịch quảng cáo thành công khi có sự kết hợp của Google Adword. Chúng tôi đảm bảo chiến dịch Adword hiệu quả nhất đến cho bạn theo tiêu chí hàng đầu của chúng tôi.

Tìm hiểu thêm các dịch vụ của MangoAds:
>>> Dịch vụ thiết kế Web chuyên nghiệp: Đánh giá chi phí, thủ tục và năng lực
>>> Dịch vụ tối ưu SEO trên Google hiệu quả

Quy trình triển khai dịch vụ thiết kế website wordpress tại MangoAds

Sau khi nắm được yêu cầu của khách hàng, đội ngũ chúng tôi sẽ bắt đầu lên kế hoạch bài bản nhằm giải quyết “bài toán” của doanh nghiệp, giúp mang đến hiệu quả cho hoạt động tiếp thị, kinh doanh của mình. Quy trình triển khai dịch vụ thiết kế website wordpress được triển khai như sau:

Giai đoạn 1: Lên kế hoạch

Dựa trên các yêu cầu cơ bản của khách hàng, chúng tôi sẽ đưa ra kế hoạch và chi tiết về các chức năng của trang web sẽ được trình bày cho khách hàng phê duyệt và báo giá. Các phần này bao gồm:

  • Sơ đồ trang web: Cấu trúc nội dung của trang web.
  • Danh sách chức năng: Các chức năng của trang web.

Giai đoạn 2: Lên chiến lược nội dung (Content Strategy)

Dựa vào sơ đồ trang, chúng tôi sẽ đưa ra những nội dung cần thiết để website phát triển trong tương lai, đảm bảo SEO tốt và trải nghiệm người dùng thân thiện.

Giai đoạn 3: Thiết kế UI và thiết kế trải nghiệm người dùng UX

Trang web sẽ được thiết kế phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, điều quan trọng là trang web phải thân thiện với người dùng cũng như là làm nổi bật nội dung trên website. Quy trình thiết kế này được thực hiện như sau:

  • Thiết kế mô phỏng: Phác thảo giao diện trang web để cung cấp cho khách hàng cái nhìn tổng thể về thiết kế của trang web.
  • UX và Kiểm tra: Điều chỉnh trên giao diện thân thiện với người sử dụng hơn.
  • Thiết kế đồ họa: Thiết kế website trên máy tính. Ở giai đoạn này, dù website chưa hoạt động nhưng khách hàng đã có một cái nhìn thực tế về website của bạn.
  • >>> Xem thêm: Khám phá các công cụ UX theo dõi hành vi người dùng trực tuyến

Giai đoạn 4: Responsive cho phiên bản di động

Hiện nay, phần lớn lưu lượng truy cập web bắt nguồn từ điện thoại thông minh. Vì vậy, phiên bản web hiển thị trên thiết bị di động là vô cùng cần thiết. Với Gói phát triển web bao gồm thiết kế giao diện ứng dụng dành cho thiết bị di động.

Giai đoạn 5: Phát triển và vận hành

Dựa trên bản thiết kế, lập trình viên của MangoAds sẽ chuyển từ thiết kế đồ họa sang giao diện ứng dụng web. Chúng tôi phát triển website dựa trên nền tảng mã nguồn mở. Củ yếu dựa trên các framework PHP: WordPress, Laravel PHP framework. Tất cả các trang web được mã hóa bởi MangoAds đều có những ưu điểm sau:

  • Tối ưu hóa SEO
  • Tối ưu hóa hiệu suất tốc độ tải trang

Lời kết

Ở trên là các chia sẻ về thiết kế web và dịch vụ thiết kế website wordpress tại MangoAds. Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu được các khái niệm và lợi ích khi sử dụng wordpress trong thiết kế web. Nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu cải thiện, thiết kế web. Hãy liên hệ MangoAds để nhận được hỗ trợ tư vấn giải pháp phù hợp với hiện trạng và ngân sách của mình.

Có thể bạn quan tâm:
>>> ​​Làm gì để tạo nên một thiết kế web đẹp?
>>> Đánh giá chất lượng của trang Website tốt dựa vào hành vi người dùng
>>> Khám phá thanh điều hướng website cùng các ví dụ cụ thể

Thuật toán Google Hummingbird tác động đến việc lập kế hoạch từ khóa như thế nào?

Thuật toán Google Hummingbird được đánh giá là một cột mốc quan trọng, bước chuyển mình của công cụ tìm kiếm, giúp SEOer tiếp cận người dùng nhanh chóng và hiệu quả. Kể từ khi ra mắt, thuật toán này ảnh hưởng lớn đến kết quả tìm kiếm trên Google. Vậy Hummingbird tác động ra sao đến việc lên kế hoạch từ khóa của các SEOer. Cùng MangoAds tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

Google Hummingbird là gì?

Tháng Chín năm 2013, nhân dịp sinh nhật lần thứ 15, Google đã công bố một sự thay đổi lớn trong thuật toán tìm kiếm của họ, gọi là Hummingbird (Chim ruồi). Đúng như tên gọi Google Hummingbird đánh vào tốc độ và sự chính xác (đặc tính ở loài chim ruồi) của công cụ tìm kiếm. Hummingbird làm thay đổi chính cách Google truy vấn và phản hồi kết quả thông qua việc rà soát mối tương quan giữa các lần tìm kiếm của người dùng.

Hình 1: Thuật toán Google Hummingbird làm thay đổi chính cách Google truy vấn và trang SERP

Hình 1: Thuật toán Google Hummingbird làm thay đổi chính cách Google truy vấn và trang SERP

Sự thay đổi này là cột mốc đánh dấu Google đã sẵn sàng thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của người dùng trên các thiết bị di động. Bởi những người dùng di động có khuynh hướng nhập từ khóa dưới dạng các câu hỏi, đôi khi họ còn sử dụng truy vấn bằng giọng nói. Nhờ thuật toán Google Hummingbird, kết quả tìm kiếm trả về đúng những gì người dùng muốn, chứ không chỉ là những từ khóa họ tìm.

Ảnh hưởng của Google Hummingbird đến công cụ tìm kiếm

Hình 2: Công cụ tìm kiếm luôn đánh giá cao sự liên quan trong nội dung bài viết với từ khóa tìm kiếm của người dùng

Tác động rõ ràng nhất của thuật toán này chính là kết quả tìm kiếm bằng giọng nói. Tra cứu bằng giọng nói mang tính chất giống như cuộc đàm thoại mà ở đó người dùng đặt câu hỏi dạng như: “Trạm xăng gần nhất ở đâu”.

Thay vì trả lời các câu hỏi một cách đơn thuần, thuật toán Google Hummingbird sẽ xử lý ngôn ngữ, đánh giá ngữ nghĩa đồng thời xem xét những truy vấn trước đó và đưa ra đáp án phù hợp với mục đích thực sự mà người dùng đang tìm kiếm.

Với khả năng đọc hiểu, phán đoán suy nghĩ của người dùng, Hummingbird tạo tiền đề quan trọng cho việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo Google Assistant (trợ lý ảo Google) trên thiết bị di động.

Ví dụ khi người dùng tìm kiếm:

  • tòa nhà Landmark 81 ở đâu?
  • ai đã xây tòa nhà đó?
  • những hình ảnh của tòa nhà
  • Landmark 81 cao bao nhiêu?
  • những nhà hàng món Ý

Nhờ thuật toán Hummingbird, Google không phản hồi tìm kiếm “tòa nhà Landmark 81 ở đâu?” một cách thuần túy mà sử dụng kho dữ liệu về những thông tin liên quan: các tòa nhà và địa điểm, nhà hàng gần đó thành câu trả lời mang tính gợi ý cho người dùng.

Ảnh hưởng của thuật toán Google Hummingbird đến việc lập kế hoạch từ khóa

Từ thay đổi trong phản hồi kết quả tìm kiếm, Hummingbird tác động lớn đến việc xây dựng từ khóa của những SEOer. Các SEOer trở thành các thám tử “dự báo” được hành vi tìm kiếm của khách hàng, từ đó xây dựng bộ từ khóa có tính liên quan và tương đồng.

Ảnh hưởng lớn nhất của Hummingbird trong lập kế hoạch từ khóa chính là việc đánh giá “co-occurrence” (cùng xuất hiện). “Co-occurrence” được coi là khái niệm liên kết mới của Google khi mà từ khóa và tên thương hiệu đồng thời xuất hiện trên nhiều trang trong kết quả tìm kiếm. Theo đó, hiện tượng “co-occurrence” của các từ khóa trong nội dung trên web có thể ảnh hưởng thứ hạng của trang trên công cụ tìm kiếm.

Hình 3: Các bot của Google sẽ thu thập các từ khóa “co-occurrence” để phân loại trang web

Trước tiên, thuật toán “chim ruồi” giúp Google nhận định những từ hoặc cụm từ nào thường xuất hiện trên một web, tần suất hiển thị, mối liên hệ giữa chúng, từ đó phân loại lĩnh vực của trang.

Chẳng hạn, bạn đang bán sản phẩm giày nữ trên một web thương mại điện tử, làm sao để Google nhận định đúng về trang của bạn? Đơn giản, nhờ thuật toán “chim ruồi”, bot sẽ đếm tần suất của các từ khóa: “nữ”, “đôi giày”, “bốt” và “chiếc giày” cùng xuất hiện với những từ như “xem”, “giảm giá”, “giỏ hàng”, “giao hàng”… Từ đó, bot đưa tín hiệu đến bộ phận tìm kiếm rằng đây nên là một trang nơi mà người dùng có thể mua giày nữ.

Hình 4: Nhờ thuật toán “chim ruồi”, Google sẽ hiển thị kết quả có sự tương quan với cụm từ tìm kiếm của người dùng

Nếu một trang thương mại điện tử thiếu những từ và cụm từ để giúp “định dạng” kênh bán hàng, sẽ làm giảm cơ hội hiện diện trong bảng xếp hạng những cụm từ tìm kiếm liên quan đến mua hàng. Có thể nói, việc cập nhật thuật toán “chim ruồi” giúp Google hiểu được “chủ đề” hoặc “mục đích” của trang, qua đó ưu tiên xếp hạng hiển thị trên công cụ tìm kiếm.

Hình 5: Dựa vào mức độ tương quan của website và cụm từ truy vấn, Google sẽ xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến thứ hạng website của bạn chính mức độ liên quan trong từ khóa người dùng truy vấn và từ khóa trên nội dung trang. Chẳng hạn, trong một lượt truy cập (session) của khách hàng, Google sẽ đánh giá mức độ tương quan của các từ, cụm từ khóa được truy vấn trên công cụ tìm kiếm để gợi ý những website tương đồng. Ví dụ: trong một session, khách hàng gõ “mua giày nữ online”, sau đó tiếp tục tìm kiếm “giày nữ”… Google Hummingbirds sẽ phán đoán người dùng đang tìm một nơi để mua giày nữ. Thay vì hiển thị các website về xu hướng thời trang, quần áo chung, kết quả trả về cho người dùng sẽ gợi ý những kênh mua bán giày nữ online (dựa trên mật độ từ khóa “co-occurrence”).

Qua cách nhận định của thuật toán về từ khóa, các SEOer hãy tập trung nhiều hơn nữa vào content – nội dung chính, các kiểu làm cũ như cày từ khóa, nhồi nhét từ khóa chính vào các phần của trang HTML sẽ không còn hợp thời nữa. Các SEOer nên linh hoạt, sáng suốt trong việc sử dụng công cụ lập kế hoạch từ khóa nhằm lựa chọn những từ, cụm từ mang đến giá trị thông tin, giải đáp thắc mắc của người dùng. Đừng quên tìm hiểu ý nghĩa thực sự đằng sau mỗi truy vấn của khách hàng, hãy đặt mình vào vị trí của người dùng để hiểu điều họ thực sự cần, nhằm đưa ra cách SEO hiệu quả nhất.

Kết luận

Hummingbird thực sự thay đổi sâu sắc thuật toán tìm kiếm cốt lõi, giúp Google hiểu tiếng người hơn. Thuật toán này tập trung vào ý nghĩa của từ khóa thay vì độ dài ngắn của cụm từ được tìm kiếm. Nhờ đó, Google đưa ra phán đoán và phản hồi chuẩn xác mục đích tìm kiếm của người dùng. Với các SEOer, bên cạnh lập kế hoạch từ khóa, bạn cần tập trung tạo website chuẩn SEO, với nội dung chất lượng đảm bảo trải dài toàn bộ từ khóa chính, phụ cũng như liên quan đến tất cả các phần của bài viết.

Những lưu ý cần biết khi lập kế hoạch từ khóa

Lập kế hoạch từ khóa (Keyword research hay keyword planning) là một trong những giai đoạn quan trọng, có giá trị và mang lại hiệu quả cao nhất trong lĩnh vực SEM. Qua phân tích và “mổ xẻ” nhu cầu chủ yếu của thị trường, bạn không những biết được các thuật ngữ và cụm từ cần nhắm đến, mà bạn còn biết nhiều hơn về toàn bộ tập khách hàng.  Hãy cùng MangoAds tìm hiểu chi tiết hơn về những lưu ý cũng như cách để lập kế hoạch từ khóa hiệu quả nhất thông qua bài viết dưới đây.

Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch từ khóa

Nhờ vào bản keyword planning, bạn có thể dự đoán những sự thay đổi về nhu cầu tìm kiếm, phản ứng với những điều kiện biến đổi của thị trường một cách nhanh chóng. Từ đó, bạn sẽ có kế hoạch để sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ và nội dung mà người dùng tìm kiếm trên web đã và đang quan tâm đến.

Trong lịch sử của ngành marketing, công nghệ đã giúp chúng ta dễ dàng nắm bắt được những động lực thúc đẩy người tiêu dùng trong hầu hết mọi ngóc ngách của thị trường.

Mỗi một cụm từ gõ lên Google đều được ghi lại bằng cách này hoặc cách khác, và những công cụ nghiên cứu từ khóa sẽ cho phép bạn tìm thấy những thông tin này. Những công cụ đó sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách suy nghĩ của những khách hàng tiềm năng mà bạn đang cần thu thập.

Khi tìm kiếm thông tin, người dùng thường đi qua một quá trình. Trong đó, họ bắt đầu thử tìm kiếm những cụm từ khóa nhất định, lướt qua vài trang web, sàng lọc những kết quả tìm kiếm và lặp lại quá trình này cho đến khi họ tìm thấy cái họ muốn. Do đó, việc dành thời gian để hiểu về nhu cầu tìm kiếm của người dùng sẽ giúp cho chiến lược từ khóa của bạn nhắm vào đúng đối tượng khách hàng, đồng thời tăng lượng traffic cho website.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải quan tâm đến những nhân tố khác ảnh hưởng tới thói quen tìm kiếm, bao gồm: thống kê thông tin của người dùng (giới tính, độ tuổi, thu nhập,…), địa điểm, và thời gian tìm kiếm trong năm. Những sản phẩm theo mùa, ví dụ như bánh Trung Thu, được tiêu thụ với số lượng lớn trong khoảng thời gian gần tới ngày 15 tháng 8 Âm lịch và sẽ giảm dần sau khi dịp lễ này qua đi.

Hình 1: Công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google Ads

Lưu ý khi lập kế hoạch từ khóa

Hiểu rõ các thuật ngữ liên quan đến từ khóa

Trước khi tiến hành lập kế hoạch từ khóa, bạn cần phải hiểu rõ về các thuật ngữ liên quan đến từ khóa.

  • Từ khóa dài (long-tail keyword): Mặc dù mỗi ngày có đến hàng trăm nghìn lượt tìm kiếm trên Google, nhưng có đến 70% trong số đó là những từ khóa dài. Chính bởi vì những từ khóa dài sẽ thể hiện đúng nhu cầu mà người dùng muốn tìm kiếm, cũng như tiết kiệm thời gian của họ hơn trong việc sàng lọc thông tin.

Ví dụ: Khi một người bệnh tiểu đường muốn tìm kiếm thông tin về bệnh của mình. Họ sẽ không đơn giản gõ cụm từ “bệnh tiểu đường” vào ô tìm kiếm. Thay vào đó, họ sẽ tìm kiếm các từ khóa cụ thể hơn như “phương pháp điều trị bệnh tiểu đường” hoặc “cách đẩy lùi các triệu chứng bệnh tiểu đường”.

  • Google Hummingbird: Người dùng thường có xu hướng tìm kiếm bằng cách đặt câu hỏi. Chính vì vậy, việc ra đời của thuật toán Hummingbird sẽ giúp bạn có được kết quả tìm kiếm chính xác nhất với những gì người dùng muốn.

Ví dụ: Khi người dùng nhập nội dung tìm kiếm “Quán ăn đêm gần tôi”, thuật toán Hummingbird sẽ phân tích dữ liệu dựa trên GPS để xác định địa điểm “gần tôi” của người dùng là ở đâu. Từ đó, đưa ra kết quả tìm kiếm chính xác cho người dùng.

Tiếp cận và phân tích nội dung website

Để bắt đầu lập keyword planning, bạn cần lập một bản danh sách các thuật ngữ và cụm từ phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Các bước thực hiện như sau:

  1. Đưa ra một bảng danh sách từ 1 đến 3 cụm từ mô tả sản phẩm/ dịch vụ của bạn.
  2. Tìm thêm các từ đồng nghĩa liên quan đến các cụm từ trên.
  3. Phân loại những lĩnh vực cần tập trung.
  4. Mở rộng danh sách từ khóa bằng cách thêm những tiền tố, hậu tố vào trước và sau từ khóa chính.
  5. Xem xét lại website để tìm thêm ý tưởng từ khóa.
  6. Đóng vai là một người dùng đang tìm kiếm sản phẩm/ dịch vụ của bạn để tìm hiểu xem khách hàng sẽ muốn tìm những gì.
  7. Sử dụng đa dạng các công cụ (như là Google Search Console) để tìm ra những cụm từ nào người ta đã sử dụng để truy cập website của bạn, hoặc cụm từ nào họ đang tìm trong công cụ tìm kiếm của trang web của bạn (nếu có).

Ngoài ra, bạn cần phân tích các đối thủ cạnh tranh để tìm kiếm thêm ý tưởng từ khóa cho doanh nghiệp. 

Các công cụ tìm kiếm từ khóa và lên kế hoạch từ khóa phổ biến hiện nay

Google cung cấp một số công cụ dành riêng cho việc nghiên cứu từ khóa. Ban đầu chúng được tạo ra nhằm giúp đỡ những khách hàng có trả phí. Tuy nhiên, chúng cũng hữu ích cho những khách hàng không trả phí dùng để lấy thông tin cho organic search. Những công cụ này sẽ phát huy công dụng hiệu quả nhất khi được dùng chung với một chiến dịch Google AdWords.

GoogleAdWords Keyword Planner

Công cụ này sẽ cung cấp những thuật ngữ liên quan, bảng ước lượng số lượng tìm kiếm, xu hướng tìm kiếm và ước lượng phí quảng cáo cho bất kỳ từ khóa hoặc URL nào bạn truy cập. Với công cụ này, bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp để tra cứu: dựa trên những từ/ cụm từ của sản phẩm/ dịch vụ trên những website/ trang truy cập và dựa trên những thể loại, thuộc tính, đặc điểm. 

Hình 2: AdWords Keyword Planner là công cụ lập kế hoạch từ khóa phổ biến nhất hiện nay

Google Trends

Google Trends cho phép bạn xem xu hướng phổ biến của một từ khóa theo thời gian và không gian, cũng như so sánh 2 hoặc nhiều thuật ngữ hơn với nhau để thấy độ phổ biến tương đối và tính thời vụ/ độ phổ biến theo thời gian.

Nếu bạn nhập cụm từ vào trong thanh tra cứu và tách chúng ra bằng dấu phẩy, bạn sẽ thấy quá trình phổ biến của những từ đó được mô tả bằng các màu sắc khác nhau trên một đồ thị trải rộng trong một thời kỳ nhất định. Bạn cũng có thể thay đổi các kết quả bằng cách thay đổi khoảng thời gian và/ hoặc khu vực.

Hình 3: Google Trends cũng là một công cụ giúp bạn lấy ý tưởng lập kế hoạch từ khóa hiệu quả

SEMrush

SEMrush sẽ cung cấp dữ liệu cho bạn bao gồm những công cụ và bài báo cáo về Organic Research, Advertising Research, AdSense, Keyword Research, Site Audit, Domain vs. Domain, Position Tracking và Backlinks. Để bắt đầu sử dụng dịch vụ của SEMrush, bạn sẽ phải nhập vào domain (tên miền), URL (link), hoặc là từ khóa trên thanh tìm kiếm chính. Bạn có thể thay đổi từ mục này sang mục khác thông qua thanh menu phía bên trái để có thể hiển thị được nhiều set dữ liệu khác nhau. Bạn cũng có thể sử dụng SEMrush để nghiên cứu từ khóa của các đối thủ đang cạnh tranh với mình.

Hình 4: SEMrush giúp bạn nghiên cứu từ khóa của đối thủ dễ dàng

Google Autocomplete

Từng được biết đến là Google Suggest, tính năng này của Google sẽ tự động gợi ý những thắc mắc liên quan đến một từ nào đó hoặc là bắt đầu bằng những từ giống nhau. Ví dụ, khi gõ từ “nha khoa” thì sẽ hiện ra những gợi ý về “nha khoa kim, nha khoa minh khai…”. Điều này cho bạn một cái nhìn cụ thể vào việc những người tìm kiếm cần gì, hoặc họ tìm kiếm gì liên quan đến một chủ đề cụ thể nào đó.

Hình 5: Tính năng tự động điền của Google cũng giúp bạn có ý tưởng lập kế hoạch từ khóa

Kết luận

Biết cách tận dụng những dữ liệu mà các công cụ lập kế hoạch từ khóa cung cấp sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều trong việc lên kế hoạch SEO hiệu quả. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là bước khởi đầu trong việc tối ưu hóa kết quả tìm kiếm, để tìm hiểu thêm về quá trình này, bạn hãy tham khảo những bài viết cùng chuyên mục SEO của MangoAds tại đây.

Phương pháp SWOT trong lên kế hoạch SEO

Có nhiều phương pháp để lập kế hoạch kinh doanh. Trong đó, phương pháp phân tích SWOT (viết tắt cho Strengths: thế mạnh, Weaknesses: điểm yếu, Opportunities: cơ hội, Threats: thách thức) là một trong những phương pháp phổ biến nhất. Trong bài viết này, MangoAds sẽ giới thiệu đến các bạn ứng dụng của SWOT trong việc lên kế hoạch SEO.

SWOT trong SEO

Trong kinh doanh, bạn cần đến các yếu tố cơ bản để thực hiện đánh giá về doanh nghiệp của mình trên thị trường, cũng như xác định vị trí doanh nghiệp muốn đạt được trong tương lai. Để làm vậy điều này, bạn hãy sử dụng phương pháp phân tích SWOT. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra cái nhìn tổng quát về cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu. Từ đó, bạn có thể dễ dàng phân tích và đặt ra mục tiêu phù hợp cho doanh nghiệp.

Hình 1: Phân tích SWOT giúp bạn dễ dàng đạt mục tiêu hơn khi lên kế hoạch SEO

Bạn cần lưu ý, khi phân tích các điểm  mạnh và điểm yếu là phân tích những yếu tố bên trong nội bộ doanh nghiệp (on-site, hoạt động kinh doanh, nguồn lực kinh doanh). Còn cơ hội và thách thức là phân tích những yếu tố đến từ bên ngoài. Vậy SWOT có ý nghĩa gì trong SEO? Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ đi phân tích ví dụ sau:

Giả sử doanh nghiệp X có một website được xây dựng trên WordPress. Cứ hai ngày thì website được thêm ít nhất một trang nội dung có kiến thức chuyên sâu về ngành nghề của mình. Tuy nhiên, website của doanh nghiệp X lại không có nhiều lượng truy cập (traffic) từ các công cụ tìm kiếm. 

Song bên cạnh đó, doanh nghiệp Y – đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp X lại có lượng traffic khá cao. Thay vì đăng bài viết đều đặn như website của doanh nghiệp X, doanh nghiệp Y lại nhờ vào những báo lớn để viết bài PR về mình. Vì website của các trang báo có độ uy tín cao nên doanh nghiệp Y hiển nhiên có được lượng traffic vào web tốt. Như vậy, tuy website của doanh nghiệp Y không tập trung làm SEO nhưng vô tình những link PR chất lượng trên các trang báo lại giúp từ khóa của website lên hạng tốt. 

Điểm chung của hai doanh nghiệp là họ đều không chi tiền vào PPC traffic (paid search) và không tham gia vào thị trường có quá nhiều đối thủ cạnh tranh (khoảng 10-15 đối thủ). Cả hai site đều có những link tốt xét về cả chất lượng và số lượng. Họ đều xây dựng nội dung hướng tới cảm xúc và phù hợp với đặc điểm của khách hàng.

Dựa vào các phân tích trên, doanh nghiệp X có thể cải thiện nhanh chóng site của mình. Đồng thời, xác định được các việc cần ưu tiên thực hiện để bắt đầu cho một chiến lược lâu dài tốt nhất. Ví dụ trên đã cho thấy phương pháp SWOT có thể giúp ích như nào trong việc lên kế hoạch và đánh giá doanh nghiệp. Để làm được điều này đòi hỏi bạn phải phân tích site của mình, (các) đối thủ cạnh tranh trực tiếp, các từ khóa mục tiêu, và SERPs.

Hướng dẫn xây dựng SWOT

Trong 4 yếu tố của SWOT, xác định các thế mạnh là một trong những mục tiêu dễ dàng nhất. Cụ thể, chúng ta cần phân tích thế mạnh dựa trên những điểm sau:

  • Website của bạn đang sử dụng loại tỷ lệ chuyển đổi nào?
  • Dự án nào đem lại tác động tích cực đến mục tiêu SEO của bạn?
  • Mục/ loại content nào đem lại lưu lượng truy cập, tỷ lệ chuyển đổi và ROI cao?
  • Những thay đổi bạn đã từng thực hiện giúp tạo ra giá trị đáng kể?
Hình 2: Phân tích thế mạnh của chiến dịch SEO dựa trên ROI

Hình 2: Phân tích thế mạnh của chiến dịch SEO dựa trên ROI

Tiếp theo, hãy xác định điểm yếu dựa trên những yếu tố sau:

  • Content nào đang không thu hút được nhiều lượng truy cập?
  • Những thay đổi nào không đem lại hiệu quả?
  • Loại content nào đang có lượng truy cập và tỷ lệ chuyển đổi và ROI thấp?
  • Dự án nào không tạo được nhiều tác động đến mục tiêu SEO của bạn?

Khi xem xét các cơ hội, bạn cần phân tích kết hợp giữa điểm mạnh và điểm yếu thông qua những gợi ý sau:

  • Ý tưởng nào đã được brainstorm nhưng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa được thử nghiệm mà bạn nghĩ nó sẽ có hiệu quả?
  • Những loại content nào hiện đang đem lại lưu lượng chất lượng và có thể được mở rộng để mang về nhiều traffic hơn cho website?
  • Những điểm yếu nào có thể cải thiện ngay lập tức?
  • Những thay đổi nào trên website tạo ra kết quả tích cực và những thay đổi đó có thể được áp dụng cho các khu vực khác để thu hút thêm traffic không?
  • Thị trường nào tiềm năng hay khía cạnh nội dung nào có thể tạo giá trị lớn khi được mở rộng?
  • Nguồn content mới hoặc liên kết mới nào chưa được khai thác?
  • Các nền tảng bên thứ ba nào (kênh truyền thông, mạng xã hội,v.v) có thể được tận dụng để mở rộng reach và tăng tương tác?

Nhận định các thách thức có thể là việc khó khăn nhất. Bạn sẽ cần kết hợp suy nghĩ sáng tạo và đánh giá thành thật về các điểm yếu của mình cũng như thế mạnh của đối thủ. Sau đó, cân nhắc về khả năng diễn ra các sự kiện có thể định hình cả tương lai website/ công ty bạn. Hãy bắt đầu xác định các thách thức mà doanh nghiệp đang gặp phải dựa trên những yếu tố sau:

  • Ở các lĩnh vực không phải là thế mạnh thì doanh nghiệp nào đang đứng đầu trên thị trường? Tại sao doanh nghiệp đó có thể làm được? 
  • Xem xét những điều làm thay đổi hành vi của khách hàng. Hoặc các điều kiện thị trường có thể ảnh hưởng lớn đến site/việc kinh doanh của bạn không?
  • Các đối thủ nào đang thành công nhất trong thị trường của bạn? Làm sao họ có thể đạt được điều này? Họ có điểm chung gì với doanh nghiệp/ khách hàng của bạn?
  • Tìm hiểu kỹ về các chiến lược đã mang lại thành công lớn của các đối thủ, vì đôi khi nó sẽ trở thành mối đe dọa thật sự nếu họ mở rộng chiến lược ấy đến thị trường của bạn.
Hình 3: Phân tích các chiến dịch SEO đã thành công của đối thủ cạnh tranh

Hình 3: Phân tích các chiến dịch SEO đã thành công của đối thủ cạnh tranh

Kết luận

Tiến hành phân tích SWOT chính là bước quan trọng mà bạn cần làm khi bắt đầu chiến lược SEO của mình. Bởi nó sẽ cho bạn một cái nhìn toàn cảnh về doanh nghiệp của mình, đồng thời, định hướng được những việc cần làm tiếp theo để có một chiến lược SEO tốt. Nếu không xác định SWOT ngay từ đầu, chiến lược của bạn sẽ rất dễ bị lệch hướng và đạt kết quả không như mong muốn.

Cách lựa chọn landing page hiệu quả

Landing Page là thuật ngữ thường gặp trong lĩnh vực marketing nói chung và SEO nói riêng. Landing Page ảnh hưởng như thế nào đến việc nghiên cứu từ khóa, lựa chọn trang đích ra sao là điều mà các SEOer phải nắm vững. Vậy cách thức nào giúp tạo ra một trang đích chất lượng, cùng MangoAds đi tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây.

Landing page là gì?

Trong SEO, Landing Page là một trang đơn được thiết kế riêng biệt nhắm vào từ khóa về sản phẩm dịch vụ của bạn. Nó là đích đến của người dùng khi truy vấn trên các công cụ tìm kiếm. Vì thế Landing Page phải chứa nội dung thỏa mãn những tìm kiếm của người dùng, dẫn dắt và thuyết phục họ thực hiện một mục tiêu chuyển đổi cụ thể (có thể là mua hàng hay đăng ký thành viên…).

Lựa chọn landing page hiệu quả

Tại sao phải có landing page chất lượng?

Lựa chọn landing page là việc chạy thử nghiệm một số trang đích nhằm chọn ra trang chất lượng để tối ưu hóa chuyển đổi. Tạo dựng và lựa chọn trang đích phù hợp là việc các SEOer bắt buộc phải làm nhằm cải thiện lượt traffic và chuyển đổi trên web. MangoAds nhận thấy, một trang landing page chất lượng sẽ mang về 120% tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng mục tiêu.

Hình 1: Lựa chọn landing page phù hợp

Bên cạnh đó, quá trình lựa chọn landing page giúp bạn xác định được giá trị của từ khóa thông qua kiểm tra các biến thể của từ hoặc cụm từ trên tiêu đề, meta description (đoạn mô tả) và các vị trí chiến lược khác trên trang. Ví dụ, bạn cần trang đích cho từ khóa “nhà hàng tiệc cưới”. Ở thử nghiệm A, bạn xây dựng landing page với cụm “nhà hàng tiệc cưới quận 1”, còn với thử nghiệm B, bài viết sẽ xoay quanh cụm từ “nhà hàng tiệc cưới giá rẻ”.

Sau đó, bạn có thể đánh giá landing page chứa từ khóa nào có tỷ lệ chuyển đổi cao. Nhờ đó, bạn sẽ biết được từ, cụm từ mang đến giá trị thông tin và đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Tuy nhiên, tối ưu landing page không mang lại giá trị thực tiễn trong các thử nghiệm SEO. Vì các thử nghiệm SEO có thể mất vài tuần, thậm chí là vài tháng để có kết quả cuối cùng.

Công cụ đánh giá Landing Page

Có rất nhiều công cụ giúp bạn chạy thử nghiệm và theo dõi hiệu quả trang đích. Dưới đây, MangoAds sẽ điểm qua một vài công cụ phổ biến Visual Website Optimizer, Optimizely, hoặc Content Experiments trong Google Analytics.

Optimizely

Optimizely là công cụ cung cấp khả năng tiến hành A/B testing không giới hạn và nhanh chóng. Công cụ này cho phép bạn ngay lập tức thử nghiệm những gì mình muốn trên trang web và những thay đổi được áp dụng chỉ trong vòng vài phút mà không cần am hiểu về thiết kế hay lập trình. Trên Optimizely, bạn có thể tùy chỉnh và kiểm tra giao diện, nội dung, chữ, các nút bấm, màu sắc, lựa chọn đối tượng…

Hình 2: Công cụ Optimizely dùng để đánh giá landing page

Ngoài ra, bạn sẽ theo dõi được khả năng chuyển đổi (lượt click, đăng ký hay mua hàng…), lựa chọn thời gian test và chạy thử nghiệm trên thiết bị di động. Optimizely cũng có những giải pháp khác nhau cho các loại trang web và nhu cầu khác nhau như: web cá nhân, e-commerce, agency, publishers, business. Mỗi giải pháp sẽ có những thiết lập khác nhau phù hợp với người dùng. Nhìn chung, nó giúp giao diện người dùng trở nên đơn giản và trực quan hơn.

Visual Website Optimizer

Khác với Optimizely, công cụ Visual Website Optimizer cho phép chạy thử nghiệm đa biến (multivariate). Dịch vụ này cung cấp khả năng nhắm mục tiêu theo hành vi và thử nghiệm khả năng sử dụng cùng với bản đồ nhiệt. Nhờ đó bạn có thể biết chính xác khách truy cập của mình đang tương tác như thế nào với trang đích và thực hiện các thay đổi tương ứng.

Hình 3: Công cụ đánh giá landing page Visual Website Optimizer

Content Experiments trong Google Analytics

Bạn có thể tìm thấy mục này bằng cách nhập phần Reports và click chuột vào Behavior->Experiments. Tại đây, bạn thiết lập thử nghiệm bằng cách sử dụng một trong các standard objectives (bounces, session duration, và page views) hoặc dùng custom objectives để xác lập mục tiêu cần theo dõi (ví dụ như lượt truy cập trang, đăng ký mua hoặc đăng ký thành viên). Nhược điểm của công cụ này là bạn cần phải cài đặt chính xác các mục tiêu và bạn phải tự tạo ra tất cả các phiên bản của trang mà bạn muốn so sánh.

Hình 4: Công cụ đánh giá landing page trong Google Analytics

Phương thức thử nghiệm landing page

Có hai phương thức thử nghiệm landing page phổ biến đó là A/B testing và thử nghiệm đa biến (multivariate).

Hình thức đơn giản nhất là thử nghiệm A/B. Trong đó, các SEOer tạo ra hai phiên bản khác nhau của một website và chọn ngẫu nhiên một mẫu để hiển thị cho khách mới của trang (những người dùng cũ sẽ thấy được phiên bản mà họ truy cập trước đó).

Sau đó, bạn xem xét hành vi của khách truy cập đối với hai phiên bản này để so sánh tỷ lệ chuyển đổi. Đánh giá hiệu quả của thử nghiệm phải cần 1 khoảng thời gian để thu thập được dữ liệu, thống kê để có thể đi đến kết luận. Với dữ liệu này, bạn có thể phân tích và quyết định tiếp tục thử nghiệm mẫu khác hay sử dụng trang đích có tỷ lệ chuyển đổi cao.

Một hình thức khác để tối ưu landing page là thử nghiệm đa biến, ở đây bạn sẽ chạy 2, 3 hoặc nhiều trang đích. Ngoài ra, bạn còn có thể kết hợp nhiều phiên bản với nhau. Ví dụ, bạn có thể muốn thử hai logo khác nhau, hai lời kêu gọi hành động khác nhau, ba trang tiêu đề khác nhau, hai cách phối màu khác nhau… Trong thử nghiệm đa biến, mỗi sự kết hợp giữa nhiều yếu tố đều có thể được hiển thị cho một khách truy cập nào đó. Đồng nghĩa, bạn sẽ cần nhiều dữ liệu (lượt truy cập và hành động chuyển đổi) hơn phép thử A/B trước khi đưa ra kết luận. Tuy nhiên, kết quả từ thử nghiệm này sẽ chi tiết hơn so với phép thử A/B bởi bạn sẽ biết cần thay đổi gì trên giao diện, thiết kế, cách trình bày nội dung của landing page.

Kết luận

Thử nghiệm landing page giúp bạn lựa chọn được trang đích chất lượng mang đến tỷ lệ chuyển đổi cao với từ, cụm từ khóa mang giá trị thực tiễn cho người dùng. Tuy nhiên, đánh giá, thử nghiệm, tối ưu landing page không phải làm một lần duy nhất mà nó là một quá trình chọn lọc, cải tiến và phát triển. Bởi hành trình tìm kiếm của người dùng luôn thay đổi, công cụ truy vấn cũng liên tục cập nhật nên bạn phải luôn tìm ra giải pháp tốt nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Chạy thử nghiệm landing page chính là cách đơn giản và hiệu quả nhất để bạn “giao tiếp”, hướng khách hàng thực hiện những hành động có lợi cho mình.

Xây dựng mục tiêu SMART trong SEO như thế nào?

Do xuất phát điểm và giá trị cốt lõi của mỗi công ty là khác nhau nên việc hình thành nên những thử thách, mục tiêu phát triển cũng khác biệt. Trong lĩnh vực SEO cũng vậy. Ý tưởng, mục đích thực hiện SEO trong từng giai đoạn không bao giờ trùng lặp. Kết quả của lần SEO đầu tiên sẽ tạo ra các tiêu chuẩn, kỳ vọng mới cùng những mục tiêu cụ thể cho lần thực hiện tiếp theo. Vì vậy, mỗi hoạt động SEO sẽ là một nỗ lực mới. Xác định mục tiêu SMART trong SEO sẽ giúp chiến dịch của bạn trở nên khả thi và hiệu quả. Vậy xây dựng SMART trong SEO như thế nào mới hiệu quả, hãy cùng MangoAds xem xét ở bài viết dưới đây.

SMART là gì?

SMART là chữ viết tắt của 5 chữ cái đầu của Specific (cụ thể), Measurable (đo lường được), Achievable (tính khả thi), Relistic (tính thực tế) và Timeline (thời gian hoàn thành). Đây cũng là 5 tiêu chí cốt lõi bạn phải tuân theo khi xây dựng kế hoạch SEO.

Những bước quan trọng của SMART

Specific (Cụ thể)

Đây là yếu tố quan trọng khi đặt mục tiêu trước khi lên kế hoạch SEO. MangoAds nhận thấy, mọi người thường để tâm đến các chi tiết nhỏ và thường bỏ quên mục tiêu thực sự cần phải đạt được trong kế hoạch.

Chẳng hạn, khi thực hiện SEO, bạn chỉ tập trung nghĩ đến đẩy từ khóa lên top 1 trong kết quả của công cụ tìm kiếm. Trong khi đó mục đích thực tế bạn cần là muốn thu hút nhiều khách hàng tiềm năng, tăng lượt view và số lượng khách mua hàng. Lúc này, để tăng doanh số, những khách hàng từ organic search sẽ không còn được ưu tiên nữa. Thay vào đó, việc của những SEOer cần làm là thúc đẩy khách hàng mua nhiều hơn, tạo ra giá trị đơn hàng cao hơn để đáp ứng mục tiêu của kế hoạch.

Measurable (có thể đo lường được)

Nếu bạn muốn đánh giá hiệu quả công việc, hãy đặt ra mục tiêu gắn liền với các con số cụ thể. Điều này đồng nghĩa với việc kế hoạch của bạn có thể đo lường được. 

Những người làm SEO phải có trách nhiệm giúp khách hàng hoặc các tổ chức, công ty nắm bắt được các tiến triển khi thực hiện kế hoạch. Hướng dẫn khách hàng các phần mềm phân tích, cách thu thập, sắp xếp đúng và sử dụng hiệu quả nhằm đi đến các quyết định sáng suốt.

Achievable (tính khả thi)

Tính khả thi là một yếu tố quan trọng khi lên kế hoạch SEO. Mục tiêu bạn đặt ra phải có khả năng thực hiện được. Đừng cố gắng bán hàng cho hàng ngàn người khi thị trường mục tiêu của bạn chỉ có vài trăm khách hàng. Bạn cần hiểu rằng, các thị trường đều có giới hạn. Có 2 cách để bạn thúc đẩy sự tăng trưởng đó là tạo nên thị trường mới hoặc phát triển các sản phẩm mới cho thị trường hiện tại.

Ví dụ: bạn sở hữu 1 nhà hàng, đang thực hiện chiến dịch SEO đánh vào từ khóa “nhà hàng tiệc cưới quận 1”.

  • Mục tiêu phi thực tế: đẩy cụm từ khóa “nhà hàng tiệc cưới quận 1” lên top 1 trong vòng 1 tháng.
  • Mục tiêu khả thi: tăng hạng “nhà hàng tiệc cưới quận 1” từ top 20 lên top 10 trong 1 tháng.

Các công cụ tìm kiếm muốn kết quả đứng đầu phải có giá trị và thỏa mãn nhu cầu truy vấn của người dùng. Do đó, trừ khi website bạn sắp đạt được điều đó, còn không đừng quá mong đợi về việc sẽ chiếm được vị trí thứ nhất, hay đặt mục tiêu bảo vệ vị trí top 1 khi còn chưa đạt được.

Realistic (thực tế)

Trước khi bắt tay lên kế hoạch SEO, bạn hãy ngồi tính toán xem khả năng, quỹ thời gian, ngân sách, nguồn lực của doanh nghiệp có đủ điều kiện để đạt được mục tiêu  đặt ra hay không.

Ví dụ, bạn muốn đứng top 1 trên trang tìm kiếm cho 1 cụm từ khóa có volume cao, nhưng đội ngũ nhân sự của bạn chỉ có 1, 2 người với kinh phí hạn hẹp… Vậy thì điều này sẽ phi thực tế, khó lòng để thực hiện được.

Timeline (thời gian thực hiện)

Lên timeline cho các mục tiêu là phần cuối cùng của phương pháp SMART. Bạn sẽ thường mất thời gian để triển khai kế hoạch SEO và cần nhiều nỗ lực hơn để thúc đẩy sự tiến triển so với các chiến dịch quảng cáo trả tiền.

Hình 1: Ví dụ về timeline trong SEO

Dựa vào timeline, bạn sẽ biết được quá trình thực thi đang đi đến đâu trong cuộc hành trình. Đồng thời, bạn có thể kịp thời chấn chỉnh khi có rủi ro xảy ra. Ngoài ra, khi bạn làm việc dưới sức ép của deadline, bạn sẽ thấy tính cấp thiết  và đạt được thành công nhanh hơn.

Ví dụ: Một ngân hàng đang muốn đẩy mạnh vay vốn của doanh nghiệp quyết định thực hiện SEO và lên mục tiêu như sau:

“Chúng tôi muốn đứng nhất trong các khoản vay/ trong lĩnh vực cho thuê”. Đây không phải là một mục tiêu SMART. Câu nói trên không xác định được những lý do cụ thể vì sao công ty phải đứng đầu. Không hề có timeline nào được đưa ra. Mục tiêu trên cũng không nói rõ muốn đứng đầu ở công cụ tìm kiếm nào.

“Chúng tôi muốn tăng thêm 30% đơn hàng thông qua organic search sau sáu tháng” là một mục tiêu tốt hơn. Mục tiêu này có deadline và công ty hoàn toàn có thể đo lường tiến độ khi nhắm đến mục tiêu cụ thể. Công ty có thể xem xét thị phần hiện tại và các nguồn lực cam kết để xem liệu đây có phải là một mục tiêu khả thi và thực tế hay không.

Kết luận

Tạo lập mục tiêu càng chi tiết và logic theo mô hình này sẽ giúp bạn xác định đúng hướng đi trong việc phát triển kế hoạch SEO. Với các SEOer hiểu và ứng dụng mô hình SMART trong công việc sẽ giúp bạn hoàn chỉnh hơn trong quy trình xây dựng kế hoạch tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, thông qua việc xác định mục tiêu phù hợp với chiến lược hoạt động của doanh nghiệp theo từng thời điểm khác nhau.