Hướng dẫn xây dựng Content Plan

Việc sản xuất một content marketing hay bao gồm nhiều bước từ: sáng tạo ý tưởng, lên kế hoạch và biên tập,… Với mỗi nhóm khách hàng, chúng ta cần những nội dung khác nhau vào từng thời điểm khác nhau. Sau khi nội dung được đăng tải, chúng ta còn cần phải quảng bá và báo cáo tiến độ, hiệu suất.

Bài viết dưới đây, MangoAds sẽ hướng dẫn cách xây dựng kế hoạch content cũng như quản lý chúng một cách hiệu quả nhất.

Cách xây dựng kế hoạch sản xuất content

Để xây dựng một kế hoạch hợp lý và dễ dàng thực hiện, bạn có thể tham khảo năm bước định hướng như sau:

  • Tạo dựng concept (chủ đề chính) cho nội dung.
  • Lên lịch trình cụ thể.
  • Tạo kế hoạch làm việc.
  • Kiểm tra và chỉnh sửa nội dung.
  • Sắp xếp và lưu trữ nội dung.

Chọn chủ đề chính

Khi lựa chọn chủ đề cho nội dung, bước đầu tiên chính là lên những ý tưởng mà bạn muốn viết. Hãy luôn nhớ rằng, nội dung là những gì bạn cung cấp cho khách hàng để đổi lại thông tin cá nhân của họ như tên và địa chỉ email.

Nếu bạn gặp vấn đề trong việc nghĩ ra ý tưởng, hãy dành thời gian để nghiên cứu trên internet như đọc các bài blog liên quan đến lĩnh vực bạn đang muốn viết. Ngoài ra, bạn có thể đọc các khảo sát marketing để có thêm thông tin. Hoặc bạn có thể viết ra những câu hỏi, thắc mắc của khách hàng để tìm kiếm ý tưởng.

Sau khi thu thập được những thông tin này, hãy tập trung vào việc bạn sẽ tạo dựng nội dung như thế nào để phù hợp với từng giai đoạn của trong hành trình mua hàng của người tiêu dùng.

Ở giai đoạn nhận diện: Mong muốn của khách hàng sẽ thiên về trải nghiệm hoặc xác định nhu cầu của bản thân. Họ cần nghiên cứu để hiểu rõ vấn đề mình đang gặp phải. Và việc của chúng ta ở giai đoạn này chính là cung cấp những thông tin hữu ích đến khách hàng, và trả lời những thắc mắc hoặc lo lắng của họ.

Ở giai đoạn cân nhắc: Khách hàng đã có thể xác định được vấn đề mình nằm ở đâu. Họ đang cần những thông tin về cách tiếp cận, cũng như những phương pháp để giải quyết những vấn đề này. Hãy tập trung vào những nội dung thể hiện kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực này. Những video về sản phẩm mẫu, những bài nghiên cứu, và những bài viết trả lời những thắc mắc sẽ là những lựa chọn phù hợp để tạo dựng mối quan hệ với người đọc , nhằm xây dựng niềm tin của khách hàng đối với công ty.

Ở giai đoạn quyết định: Khách hàng đã xác định được đâu là giải pháp hay cách tiếp cận phù hợp cho vấn đề của mình. Họ đang tìm kiếm cho mình các công ty có thể giúp họ đạt được mục đích đó. Khách hàng đang tìm kiếm và đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất, và lựa chọn này có thể là bạn. Vì vậy hãy cung cấp những lần dùng thử sản phẩm, tư vấn hay những bài viết tập trung miêu tả về sản phẩm hay dịch vụ.

Lên timeline

Bước thứ hai đó chính là lên lịch trình (timeline) cụ thể cho từng bài viết. Lưu ý là khi lên timeline hãy chừa ra một khoảng thời gian cho những vấn đề bất chợt có thể xảy ra.

Khi lập content plan cho khoảng 3 tháng, hãy nghĩ ra hai đến ba nội dung mà bạn muốn thực hiện và sắp xếp nội dung sao cho phù hợp với từng bước trong hành trình của khách hàng (buyer’s journey).

Hãy có cho mình mục tiêu rõ ràng của từng quý. Liệu mình muốn tăng lượng khách hàng tiềm năng hay muốn tăng lượt bán hàng, hay chỉ muốn tăng lượt truy cập vào blog?

Từ đó bạn mới có thể quyết định được nội dung của mình sẽ phải đi theo hướng nào. Sau đó hãy vẽ sơ đồ những nội dung mà bạn cần, và khi nào thì nó nên được đăng tải. Việc này sẽ giúp bạn tính toán được những nguồn lực sẵn có mà bạn cần để có thể xây dựng những nội dung này. Bạn cũng cần dựa vào mục tiêu đã đề ra từ trước để định xem mình có cần phải thuê thêm freelancer ở bên ngoài hay không.

Một lưu ý nữa, bạn cần phải xem xét những tình huống mà bạn có thể sẽ phải thêm những bài post bên lề như: những sự kiện mà bạn sẽ tham dự, hay thay đổi thông tin, hoặc giới thiệu những đối tác mới.

Lên kế hoạch làm việc

Bước thứ ba là lên kế hoạch làm việc. Trong trường hợp kế hoạch làm việc chính là các bước để tạo dựng nội dung. Đây là một quá trình mà nội dung sẽ đi từ bước hình thành đầu tiên cho đến khi được chính thức đăng tải.

Kế hoạch làm việc cần phải rõ ràng về việc ai sẽ phụ trách công việc nào. Nó cũng cần xác định cả công việc của những bạn influencer hay freelancer.

Vì các thành phần liên quan đến việc tạo dựng một nội dung rất phức tạp nên bạn cần phải chia nhỏ ra thành các bước cụ thể, ngay cả khi bạn chỉ làm một mình. Có như vậy, trong trường hợp nếu mà bạn cần tạo một nội dung gấp để thêm vào, thì bạn cũng đã nắm được quy trình cũng như những bước cần thêm vào là gì.

Ví dụ: Khi tạo một ebook, bạn sẽ thực hiện các bước như viết, biên tập và xuất bản. Bạn cần ghi chi tiết các bước trong kế hoạch làm việc như phác thảo, bài nháp, biên tập, thiết kế, bản thảo cuối, và xuất bản.

Cách dễ nhất để lên kế hoạch chính là nhớ lại quá trình bạn tạo dựng nội dung trước đây như thế nào, cái gì tốt hay có khó khăn ở giai đoạn nào, và bạn cần làm như thế nào để giải quyết những khó khăn đó. Ghi lại suy nghĩ của mình và xây dựng kế hoạch dựa trên những điều đó. Bạn hoàn toàn có thể chỉnh sửa kế hoạch này khi mà bạn thật sự bắt đầu vào việc lên nội dung.

Kiểm tra và chỉnh sửa content

Bạn cần phải có một hệ thống kiểm tra nội dung để đảm bảo thông tin luôn chính xác, đúng ngữ pháp chính tả và phù hợp với hình ảnh của công ty. Tuỳ vào mỗi công ty mà quy trình này có thể có biên tập của công ty hoặc freelancer hoặc chuyên gia về SEO về khuôn mẫu cho bài viết.

Có bảy bước bạn cần lưu ý cho quá trình kiểm duyệt nội dung này đó là:

  • Mục tiêu cần đạt được rõ ràng.
  • Xác định công việc của từng thành viên trong quá trình kiểm duyệt.
  • Lên timeline.
  • Sử dụng hướng dẫn về style viết bài (phong cách).
  • Theo dõi những chỉnh sửa.
  • Quản lý xuyên suốt quá trình.
  • Tận dụng tối đa hệ thống tìm kiếm.

Khi kiểm duyệt lại nội dung, người kiểm duyệt phải xác định được họ đang nhìn vào phần của bài viết: lỗi ngữ pháp, chính tả hay thông tin, nội dung câu chuyện, hay cách dùng từ,…

Về việc phân chia công việc cho từng thành viên trong nhóm. Mỗi người cần phải nắm rõ ai cần làm cái gì và khi nào. Có thể là công ty của bạn có người chuyên biên tập về cấu trúc và người khác sẽ lo phần nội dung hoặc chỉ có một người sẽ làm mọi thứ, xem hết một bài từ đầu đến cuối thì cần phải xác định công việc rõ ràng để tránh khúc mắc về sau.

Càng có nhiều người cùng tham gia xây dựng content, bạn càng phải rõ ràng về deadline để mỗi người có thể kiểm soát được công việc của mình. Một người trễ hạn sẽ ảnh hưởng đến công việc của rất nhiều người khác. Bạn cần làm rõ điều này với các bạn trong nhóm cũng như gợi ý timeline trước và yêu cầu mọi người góp ý deadline này có phù hợp với tính chất và khối lượng công việc của từng người không, sau đó hãy chốt bản timeline cuối cùng.

Đồng thời, tất cả những nội dung của bạn nên có sự thống nhất, câu chữ rõ ràng chính xác và phù hợp với hình ảnh của công ty. Mỗi người viết có phong cách khác nhau, trình độ và giọng văn cũng khác nhau nên một hướng dẫn chung sẽ giúp bộ phận biên tập có thể dễ dàng thống nhất trong việc kiểm duyệt các bài viết từ nhiều người khác nhau.

Về việc theo dõi quá trình chỉnh sửa và kiểm duyệt. Thay vì chỉnh sửa trực tiếp lên bài thì hãy thêm phần sửa dưới dạng bình luận hoặc gợi ý chỉnh sửa để có thể theo dõi những thay đổi này cho dù bạn có một hay nhiều biên tập. Việc này giúp tác giả có thể biết chính xác là phần nào đã được chỉnh sửa so với bản gốc.

Ngoài ra bạn cũng cần phải lưu trữ quá trình quản lý này dưới dạng văn bản hoặc phần mềm quản lý. Văn bản gồm công việc, thời gian và hạn nộp cho quá trình kiểm duyệt. Đặc biệt là khi bạn có một nhóm biên tập thì việc sử dụng văn bản để theo dõi quá trình này sẽ giúp mọi người làm việc dễ dàng hơn trong những dự án, và cũng giúp các phòng ban khác hiểu rõ quá trình làm việc hơn.

Sau khi tạo dựng nội dung, bạn cần đẩy nội dung lên thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm. Bạn có thể tối ưu hoá hệ thống tìm kiếm bằng cách nghiên cứu vài từ khoá để thêm vào hay có chuyên gia SEO để thực hiện công việc đó.

Quay lại các bước xây dựng nội dung. Sau khi nội dung đã được xây dựng thì bạn cần phải quyết định xem sẽ lưu trữ những nội dung này ở đâu để mọi người trong team có thể dễ dàng truy cập như Google Drive hay Dropbox. Nếu bạn có sẵn hệ thống quản lý nội dung (Content management system – CMS).

Hãy lựa chọn cách sắp xếp các nội dung ấy sao cho phù hợp để có thể dùng cho những mục đích khác, hay chỉ đơn giản là tìm kiếm lại nội dung đó. Một cách hiệu quả cho việc sắp xếp là phải có sự thống nhất trong việc đặt tên. Có thể đặt tên theo loại nội dung, giai đoạn tiêu dùng của khách hàng, dự án và thời điểm.

Ví dụ: Bạn phải tạo một ebook vào năm 2015 ở giai đoạn nhận biết thương hiệu để cho một dự án ra mắt dụng cụ leo núi thì bạn có thể đặt tên là: nhận biết-leo núi-2015.

Một lưu ý khi đặt tên là bạn phải luôn đặt yếu tố dễ tìm kiếm lên hàng đầu, để giúp người đọc dễ dàng tìm thấy nội dung của bạn.

Lưu ý: Mục đích kinh doanh của công ty có thể thay đổi từ mỗi quý đến mỗi năm. Vì vậy, việc kế hoạch cũng phải được thường xuyên cập nhật cho phù hợp. Nội dung cũng luôn được cần phải thay mới. Nếu có thể hãy chú ý những xu hướng hay những những phương pháp mới để thêm vào kế hoạch nội dung này.

Kết luận

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách xây dựng kế hoạch content marketing hay dành cho các SEOers. Việc lên kế hoạch chi tiết sẽ giúp bạn có thể thu hút được tất cả các đối tượng khách hàng mục tiêu của mình một cách hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công.