Hướng dẫn tối ưu bài quảng cáo chuẩn SEO

Bất kể bạn đang làm việc với một SEO copywriter nội bộ hay thuê ngoài,  các bài viết vẫn cần phải tối ưu chuẩn SEO. Vậy làm thế nào để kiểm tra bài chuẩn SEO hay không? Hãy cùng theo chân chúng tôi để tìm hiểu nhé.

Kiểm tra việc phân bổ Từ khoá

Nội dung, H1, meta title, description và tiêu đề phụ phải chứa từ khóa nhưng không nên quá lạm dụng điều này. Google có các thuật toán thông minh để kiểm tra tần suất từ khóa. Vì thế, bạn không nên “nhồi nhét từ khóa” bằng cách cứ lặp lại từ khóa mục tiêu trong suốt bài viết.

Một ví dụ về nhồi nhét từ khóa từ Google

Hình 1: Một ví dụ về nhồi nhét từ khóa từ Google

Tối ưu hóa tiêu đề

Tiêu đề của trang là nội dung đầu tiên người đọc nhìn thấy khi xem các kết quả của công cụ tìm kiếm Google. Tiêu đề này có thể giống với tiêu đề trong bài, nhưng nên thay đổi sao cho phù hợp. Tiêu đề cần phải hấp dẫn và cung cấp cho người đọc thông tin mà họ cần. Điều này có thể giúp tăng số lần xem trang và tăng tỷ lệ nhấp (CTR) tự nhiên. Tiêu đề sẽ giúp người đọc và công cụ tìm kiếm xác định nội dung mà bạn cung cấp. Từ đó, họ sẽ quyết định có nên truy cập vào trang của bạn không.

Có hai khía cạnh để viết tiêu đề là tiêu đề cho SEO gồm meta title và Thẻ H1

Tiêu đề SEO cần:

  • Tiêu đề nên là duy nhất và bao gồm từ khóa mục tiêu.
  • Chứa khoảng 55-60 ký tự. Bởi vì, Google sẽ cắt bớt các thẻ tiêu đề dài hơn 55-60 ký tự và giới hạn chiều rộng là 600-pixel (tùy vào thiết bị được sử dụng).
  • Mang lại thông điệp chính xác với nội dung bài viết, giải quyết vấn đề của khách hàng. Nếu nội dung không đáp ứng được kỳ vọng của người dùng sau khi họ nhấp vào tiêu đề, họ sẽ thoát khỏi trang. Điều này sẽ cho Google biết rằng bạn không cung cấp nội dung có liên quan cho người dùng của mình và nó có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn.
  • Bao gồm một lời kêu gọi hành động (Call-to-Action). CTA là một phần quan trọng cho tiêu đề hoặc mô tả meta để thúc đẩy người dùng truy cập trang web.

Thẻ H1:

  • Phù hợp trong chiều rộng 600 pixel. Điều này sẽ đảm bảo rằng người đọc có thể nhìn thấy toàn bộ tiêu đề mà không bị Google cắt bớt.
  • Có thể bao gồm các con số, chẳng hạn như “10 Cách Để Tạo Tiêu Đề Hoàn Hảo”. Các bài viết có chứa con số nhận được gấp đôi lưu lượng truy cập và lượt chia sẻ so với các dạng khác.
Các dạng tiêu đề và mức độ hiệu quả của nó

Hình 2: Các dạng tiêu đề và mức độ hiệu quả của nó

  • Có thể bao gồm các giải thích rõ ràng trong ngoặc như [phỏng vấn], [2021]. Các bài viết có nội dung giải thích rõ ràng hiệu quả hơn 38% so với các bài viết khác. Điều này có thể gợi ý người đọc những gì họ sẽ nhận được khi nhấp chuột.
  • Bao gồm các từ có thể hành động như “học”, “thực hiện”, “đẩy mạnh”, “nâng cao”, v.v. Có thể kích thích người dùng đang có nhu cầu học hỏi về một vấn đề nào đó.
  • Thúc đẩy người dùng vào trang web. Những từ ngữ tác động đến cảm xúc có thể giúp thu hút sự chú ý của người dùng khiến họ quan tâm đến chủ đề của bạn. Xem thêm nghiên cứu của Backlinko để biết thêm về vấn đề này. 

Tối ưu hóa Meta Description

Ngoài nội dung bài viết, hãy yêu cầu người viết bài SEO chuẩn bị meta title (đã được đề cập ở trên) meta description. Meta description là văn bản được hiển thị cùng với URL và tiêu đề của bạn trong kết quả tìm kiếm Google. Nó thường có không gian chứa khoảng hai dòng văn bản. Vì vậy hãy tận dụng cơ hội để gửi một thông điệp có ý nghĩa cho người tìm kiếm.

Hai ví dụ của mô tả meta

Hai ví dụ của mô tả meta

Hình 3: Hai ví dụ của mô tả meta

Có vẻ ví dụ thứ hai có mô tả giải thích cho trang rõ ràng hơn ví dụ thứ nhất. Dưới đây là một số hướng dẫn đơn giản về tối ưu hóa meta description:

  • Chứa các từ khóa mục tiêu.
  • Calls to action và/hoặc sử dụng từ ngữ tác động vào cảm xúc.
  • Bao gồm 140-160 ký tự (1-2 câu). Nếu quá dài, Google sẽ cắt bớt và mọi người sẽ không hiểu trang web của bạn có thể cung cấp những gì.
  • Meta description phải là độc nhất và chứa nội dung mô tả một trang web. Làm cho mô tả có ý nghĩa, đưa ra lý do thuyết phục để truy cập trang cụ thể. Google khuyến khích có bao gồm thông tin cụ thể như giá cả, nhà sản xuất, v.v. nằm rải rác trên một trang.

Viết phần giới thiệu thu hút

Joseph Sugarman, một trong những copywriter xuất sắc nhất mọi thời đại, đã từng chia sẻ: “Độc giả của bạn nên bị cuốn hút vào việc đọc bài quảng cáo đến mức họ không thể ngừng đọc và đọc cho đến khi hết, hãy khiến học đọc bài quảng cáo như đang chơi một chiếc cầu tuộc.”

Hình ảnh từ copywritingcourse.com

Hình 4: Hình ảnh từ copywritingcourse.com

Phần giới thiệu của bạn nên thu hút người xem đọc tiếp nội dung của trang. Sau đó, trả lời cho câu hỏi của họ, đồng thời xây dựng nội dung thu hút để giữ họ không thoát trang.

Cách khiến người xem “bị cuốn hút” trong phần giới thiệu:

  • Nói cho họ biết những lợi ích sau khi đọc bài viết: những câu hỏi nào sẽ được trả lời, nội dung sẽ giúp họ như thế nào.
  • Làm cho nó trở nên thú vị – hài hước và gần gũi.
  • Tạo sự gắn kết tình cảm.
  • Thể hiện tiếng nói thương hiệu và giá trị cốt lõi của công ty bạn.
  • Áp dụng FOMO vào đoạn giới thiệu – Để người đọc biết rằng, họ có thể bỏ lỡ nhiều điều, hay kết quả sẽ tệ đến thế nào. Từ đó, kích thích họ đọc bài viết hoặc hành động một điều gì đó. 

Không có nguyên tắc vàng để có một bài quảng cáo hay. Có hàng ngàn kỹ thuật – từ cách kể chuyện cho đến công thức PASO.

Tuy nhiên, có một kỹ thuật ít được sử dụng nhưng mang lại kết quả khá hữu ích, chính là “Phương pháp tiếp cận tương tác”. Phương pháp này bắt nguồn từ  ngành công nghiệp điện ảnh – “open loops”, hay còn gọi là kết thúc bỏ lửng (cliffhangers).

Về cơ bản, bạn phải thiết lập yếu tố hồi hộp trong bài quảng cáo của mình ngay từ đầu để khiến người đọc tò mò. Sau đó, đợi một chút trước khi bạn giải quyết nó. Bạn càng nêu ra nhiều câu hỏi thì càng tốt. Đây là điều khiến mọi người chú ý và thu hút độc giả. Sau cùng, khi các câu hỏi đã được giải quyết bạn hãy nhớ sử dụng “kết thúc bỏ lửng” để hoàn thành bài.

Những điều cần tránh:

  • Phần giới thiệu không quá dài dòng và khiến người đọc mất nhiều thời gian để đi vào vấn đề.
  • Giới thiệu về bạn và lý do tại sao bạn tuyệt vời (người đọc không quan tâm; họ cần câu trả lời cho câu hỏi của họ).
  • Bạn bán hàng bằng cách cung cấp thông tin, vì vậy, không nên thúc đẩy doanh số bán hàng ngay từ đầu.

Kết luận

Trên đây là những cách để bạn tối ưu bài quảng cáo của mình sao cho “hợp khẩu vị” của công cụ tìm kiếm. Thật vậy, khác với bài quảng cáo truyền thống, bài chuẩn SEO cần phải đạt những tiêu chí bên trên thì trang web của bạn mới có thể được xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của người dùng. Từ bước xây dựng lòng tin bằng những chủ đề hấp dẫn đang được quan tâm, bạn có thể khiến họ sẵn sàng trở thành khách hàng của mình. Chúc bạn thành công!