Content Outline là gì? Cách lên Content Outline cho bài viết chuẩn SEO?

Để một bài viết chất lượng và giải quyết đúng vấn đề mà người đọc đang quan tâm, cũng như dễ được Google đánh giá tốt thì việc xây dựng content outline  chỉn chu rất quan trọng. Vậy content outline là gì? Cách lên content  outline như thế nào? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bản chất của content outline nhé!

Content Outline là gì?

Outline content chính là bước lên dàn ý chi tiết trước khi bắt đầu viết thành một bài viết hoàn chỉnh. Việc lên outline content sẽ giúp bạn dễ dàng định hình những điều cần viết để làm sao vừa mang sản phẩm, dịch vụ đến gần hơn với khách hàng, vừa giải quyết nỗi bận tâm của khách hàng từ đó xây dựng được niềm tin từ họ.

Khi bắt đầu làm SEO thì chúng ta không thể không nhắc đến khái niệm outline content

Content outline là dàn ý chi tiết cho bài viết 

Các bước thực hiện một Content outline chi tiết

1. Các cấu phần trong bài viết

Theo đó, một bài viết cần đáp ứng những yếu tố sau:

Từ khóa + Average monthly search

Kết hợp các từ khóa mục tiêu + các biến thể một cách tự nhiên trong bài.

URL
Tiêu đề trang (Page Title)
Mô tả (Meta Description)
Số từ (Word Count)
Thông tin đối tượng mục tiêu + Brand Guidelines Khách hàng kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ gì?

Nhân khẩu học / sở thích của khách hàng mục tiêu là gì?

Bài viết nên triển khai theo tông giọng nào?

Áp dụng Brand Guidelines vào nội dung.

2. Research & On-Page Optimization (Nghiên cứu & Tối ưu onpage)

2.1. Liệt kê top các đối thủ cạnh tranh

Hãy thử tìm một vài từ khóa cần đẩy và review lại các trang web có nội dung liên quan được xếp hạng đầu trên Google. Trong quá trình xem những website của đối thủ, bạn cần lưu ý những vấn đề như: định dạng, các thông tin nổi bật nhất, hình ảnh & video cũng như những nhận xét của người dùng.

Lưu ý: Hãy tham khảo chứ đừng sao chép giống y nội dung hoặc ý tưởng từ đối thủ cạnh tranh nhé.

Xem xét cách làm SEO của đối thủ để có hướng phát triển phù hợp

Xem xét cách làm SEO của đối thủ để có hướng phát triển phù hợp

2.2. Tìm ý tưởng từ người dùng 

Hãy dành thời gian xem lại các bình luận của người dùng trên những diễn đàn phổ biến về chủ đề có liên quan đến những từ khóa bạn cần viết. Với việc này sẽ giúp bạn hiểu rõ về những “pain point” chung của người đọc, từ đó có thể cho ra những đề xuất, ý tưởng viết bài nhằm “đánh đúng” vào mối quan tâm của khách hàng bạn muốn hướng đến.

Lưu ý: Không nên sao chép y nguyên bình luận của người dùng từ các diễn đàn này và cần khai thác triệt để những ý tưởng hữu ích nhất.

2.3. Comment của khách hàng trên social

Sử dụng các bình luận trên social media để thêm ý tưởng cho bài viết. 

Lưu ý: Nếu sử dụng những bình luận, trích dẫn trực tiếp, hãy nhớ ghi nguồn dẫn cụ thể nhé.

3. Những thành phần bổ sung cho nội dung 

Ngoài nội dung là chữ thì bài viết cần phối hợp thêm những thành tố khác giúp  rõ nội dung chính của bài viết và tăng thêm độ phong phú của thông tin. Vậy các “mảng màu” đó bao gồm những gì?

3.1. Internal Links – Liên kết đến nội dung liên quan

Trong bài viết bạn nên liệt kê vào những internal link có nội dung liên quan nhau. Không chỉ cung cấp đầy đủ những vấn đề liên quan hữu ích mà còn giúp người đọc đi từ trang này đến trang khác trong website của bạn, từ đó góp phần nâng cao thứ hạng website trên Google. 

Mẹo: sử dụng cú pháp “site:website-của-bạn từ khoá” để tìm kiếm những nội dung có liên quan để thực hiện việc liên kết.

3.2. External Links – Liên kết đến những nguồn tham khảo uy tín

External Links là một dạng liên kết ra ngoài trang web của bạn. Có nghĩa là một liên kết từ website của bạn trỏ đến một website khác hoặc ngược lại. Khi sử dụng External Links bạn cần tối ưu số lượng và chất lượng của Outbound link. Việc đặt External Links trong bài viết đến một trang web uy tín khác và có cùng nội dung sẽ giúp cung cấp thêm những kiến thức mới cho người dùng, góp phần củng cố thêm về luận điểm trong bài viết của bạn.  Từ đó giúp tạo được độ tin tưởng của người dùng vào nội dung mà bạn chia sẻ.

External Links là một dạng liên kết ra ngoài trang web của bạn

External Links là một dạng liên kết ra ngoài trang web của bạn

3.3. Những gợi ý về cách viết bài, trình bày

  • Phân mục rõ ràng theo từng luận điểm
  • Giới hạn độ dài đoạn văn ở 3-4 câu mỗi đoạn để dễ đọc hơn
  • Sử dụng dấu đầu dòng và danh sách được đánh số

3.4. Lưu ý về hình ảnh

Hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong các bài viết SEO, vì thông thường người đọc sẽ bị thu hút bởi hình ảnh trước tiên rồi sau đó mới bắt đầu đọc nội dung chữ bên trong. Và để tìm hình ảnh chất lượng, đúng mục tiêu bạn cần trả lời những câu hỏi sau:

  • Ai đang tìm nguồn hình: Khách hàng hay người viết bài SEO?
  • Loại hình ảnh, video nào nên được sử dụng? Số lượng khoảng bao nhiêu?
  • Nguồn hình ở đâu chất lượng?
  • Ghi nguồn bên dưới ảnh để thể hiện dẫn chứng rõ ràng cũng như thể hiện sự tôn trọng với tác giả.
  • Hình ảnh nên hiển thị nhiều nhóm người khác nhau nhằm thể hiện sự đa dạng bao gồm chủng tộc, giới tính, tuổi tác,…

4. Công cụ

4.1. Công cụ nghiên cứu từ khóa

  • Google search console: Dùng để xuất dữ liệu từ khoá của website bạn, công cụ này chỉ dành cho website đã có traffic từ trước. Bạn có thể dựa vào các từ khoá theo từng landing page để từ đó biết được các nhóm từ mới có cơ hội để khai thác.
  • Google keyword planner >> Xem thêm: Những điều cần biết về Keyword Search Volume

4.2. Phân tích cạnh tranh

Phân tích đối thủ cạnh tranh là việc quan trọng mà những ai làm SEO nên quan tâm. Phân tích cạnh tranh kỹ lưỡng có thể giúp hỗ trợ tốt cho quá trình lên kế hoạch SEO của bạn, giúp bạn xác định những gì cần làm nhằm cải thiện trang web trở nên tốt như đối thủ cạnh tranh hoặc vượt xa hơn. Các công cụ giúp phân tích cạnh tranh là:

  • SEO Minion (miễn phí)
  • Thruuu (miễn phí)
  • Frase.io (trả phí, giá thay đổi tùy theo gói)

5. Heading

5.1. Heading 1:

Giới thiệu: Xác định ngắn gọn chủ đề sẽ viết và tại sao chủ đề này lại quan trọng đối với người đọc. Phần giới thiệu của bạn nên thể hiện sự đồng cảm với người đọc và bạn có thể giúp gì cho họ? Nói cách khác thì H1 sẽ bao quát về vấn đề sẽ được đề cập đến trong bài.

5.2. Heading 2:

Heading 2 giúp mô tả ngắn gọn nội dung chính bổ trợ cho thẻ H1. Bạn nên sử dụng từ 3- 5 thẻ H2. Heading 2 sẽ bao gồm hầu hết các câu hỏi phổ biến xung quanh chủ đề này.

5.3. Heading 3:

Thẻ này được sử dụng nhằm mô tả chi tiết cho từng ý được đề cập trong bài sao cho cụ thể hơn. Bạn nên kết hợp 3 thẻ này cho website để đạt hiệu quả cao hơn. 

6. Kết bài

Khi kết thúc bài viết bạn nên tóm tắt lại những điểm chính rút ra từ bài viết của bạn và đừng quên kèm theo CTA. Việc chèn CTA này sẽ là cơ hội để khách hàng dễ dàng click đến các trang sản phẩm, dịch vụ hoặc bài blog có liên quan khác của bạn.

Trên đây là các gợi ý giúp bạn lên một Content Outline chuẩn nhất, giúp giải quyết đúng vấn đề của khách hàng, tạo dựng lòng tin cũng như nâng cao thứ hạng trang web trên Google. Hãy thường xuyên truy cập vào website của chúng tôi để tiếp cận thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!