Cách chạy quảng cáo hiển thị hình ảnh

Quảng cáo hiển thị hình ảnh là một trong năm hình thức quảng cáo của Google Ads. Quảng cáo hiển thị hình ảnh không chỉ hiển thị trang kết quả tìm kiếm của Google mà còn xuất hiện ở các trang web, trong Gmail hay Youtube. Vậy thì làm cách nào để tạo một chiến dịch quảng cáo hiển thị hiệu quả, các bạn hãy tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Quảng cáo hiển thị hình ảnh là gì?

Quảng cáo hiển thị hình ảnh là dạng quảng cáo kết hợp văn bản cùng hình ảnh hoặc video hiển thị trên mạng lưới hiển thị Google, các kênh do Google sở hữu và các trang web của bên thứ ba.

Hình 1: quảng cáo hiển thị hình ảnh trên Google

Mạng lưới hiển thị quảng cáo vô cùng rộng, bao gồm:

  • YouTube
  • Gmail
  • 2 triệu trang web (và ứng dụng) hiển thị quảng cáo AdSense

Các chiến dịch quảng cáo hiển thị này đều được quản lý và kiểm soát bằng công cụ Google Ads. Để chạy Quảng cáo hiển thị hình ảnh hiệu quả, bạn cần thay đổi tư duy. Thay vì quảng cáo nhắm tới 1 đối tượng người dùng nhất định, quảng cáo hiển thị hình ảnh sẽ xuất hiện cho tất cả mọi người kể cả những người không có nhu cầu tìm kiếm sản phẩm. Vì vậy, bạn cần tắt chúng nếu bạn thấy không đạt hiệu quả.

Ngoài ra, quảng cáo hiển thị hình ảnh là lý do khiến hơn 2% người dùng Internet sử dụng trình chặn quảng cáo. Và xu hướng này đang ngày càng tăng cao. 

Sáng tạo 

Dạng phổ biến nhất là Quảng cáo hiển thị hình ảnh thích ứng. Với loại quảng cáo này, bạn chỉ cần đăng tải nội dung (biểu tượng, ​​hình ảnh, dòng tiêu đề và văn bản mô tả), sau đó Google kết hợp các nội dung này để tạo trải nghiệm người dùng tốt nhất tại thời điểm hiển thị.

Hầu hết mọi người thường không hứng thú về giao diện của quảng cáo “mặc định”, nhất là các doanh nghiệp, bởi loại quảng cáo này không tạo ra giá trị thương hiệu cho họ.

Bạn có thể không sử dụng giao diện mặc định và thiết kế logo của riêng mình và phải cân nhắc về yếu tố chi phí. 

Các banner quảng cáo bạn có thể thấy nó đơn giản như : 

quip-google-display-banner

Hình 2: quảng cáo với sự sáng tạo

Hoặc gắn liền với một dịp, chương trình khuyến mại hoặc bộ sưu tập cụ thể, như quảng cáo theo chủ đề ngày lễ này của Gala Center :

Hình 3: quảng cáo dịp mùa cưới (tháng 10) của Gala Center

Nhắm mục tiêu quảng cáo

Nội dung quảng cáo hấp dẫn là điều cần thiết, nhưng hiển thị quảng cáo đó cho đúng đối tượng mục tiêu cũng rất quan trọng. Vậy làm thế nào để bạn tìm được đúng người và đúng thời điểm?

Mỗi tương tác của người dùng trên bất cứ trang web hoặc công cụ của Google hay Facebook đều sẽ được ghi nhận trong một hồ sơ nhằm xây dựng chân dung họ là ai và họ thích gì. Sau đó, họ cung cấp tất cả dữ liệu thu thập được người dùng cho các doanh nghiệp quảng cáo  lựa chọn. Đây là lý do tại sao Google và Facebook thường bị vướng vào các vụ kiện tụng liên quan đến xâm phạm quyền riêng tư của người dùng.

Cách phân loại khách hàng mục tiêu trong Google Ads:

Nhân khẩu học

Phân loại đối tượng khách hàng mục tiêu dễ áp dụng nhất chính là nhân khẩu học. Với kiểu phân loại này, bạn lên danh sách các thông tin cơ bản như giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân và thu nhập.

Tuy nhiên, những nhóm đối tượng này vẫn khá lớn, ngay cả khi bạn kết hợp chúng lại. Vì vậy, MangoAds khuyên bạn nên sử dụng phương pháp nhắm mục tiêu khác bên dưới và sử dụng nhân khẩu học để lọc ra các nhóm không phù hợp với quảng cáo .

Dưới đây là một ví dụ về một doanh nghiệp cung cấp đồ trang sức cho phụ nữ. Họ đã loại trừ những người mà Google xác định là Nam.

Hình 4: Dễ dàng loại trừ tất cả đối tượng giới tính “Nam” khỏi chiến dịch Google Ads

google-ads-display-nhắm mục tiêu-nhân khẩu học-giới tính-loại trừ

Sẽ luôn có một nhóm người dùng “Không xác định” mà Google không thể xác định được.

Từ khóa

Xác định mục tiêu là từ khóa có nghĩa bạn yêu cầu Google chỉ hiển thị quảng cáo khi một trang hoặc toàn bộ website cụ thể khớp với từ khóa.

Chẳng hạn, bạn đang bán xe đạp điện, hãy thêm “xe đạp điện” làm từ khóa. (Đừng lo lắng về các loại đối sánh ở đây, bạn sẽ phải sử dụng từ khoá đối sánh rộng).

từ khóa-nhắm mục tiêu-google-hiển thị mạng

Hình 5: Ví dụ về Quảng cáo hiển thị hình ảnh theo từ khóa

Vì vậy, khi khách truy cập xem một bài viết về xe đạp leo núi điện, quảng cáo hiển thị hình ảnh sẽ dưới dạng:

Chủ đề

Cách nhắm mục tiêu thứ hai tương tự như từ khóa chính là Chủ đề dựa trên những thông tin của người dùng mà Google đã tổng hợp lại.

Dưới đây là một số ví dụ:

Hình 6: Ví dụ về một Chủ đề thú vị để nhắm mục tiêu những người đam mê câu cá

google-ads-display-nhắm mục tiêu-chủ đề

Nếu bạn đang bán dụng cụ câu cá, bạn có thể chọn chủ đề “Du lịch mạo hiểm”, bởi vì bạn đang tìm kiếm những người đam mê câu cá đang đi du lịch có nhu cầu tìm những địa điểm câu cá tốt.

Sau đó, Google sẽ lựa chọn hiển thị quảng cáo lên những website đang bàn luận về các chủ đề liên quan. Chẳng hạn như: singletracks.com – một trang web có các tuyến đường xe đạp leo núi tốt nhất trên thế giới, hiển thị quảng cáo đồ đi câu cá.

Hình 7: Ví dụ về website leo núi có chèn quảng cáo đồ đi câu cá

Vị trí

Với Từ khóa và Chủ đề, bạn gián tiếp chỉ ra cho Google biết bạn muốn xuất hiện trên trang web nào. Còn với Vị trí, bạn có thể chọn các trang web và ứng dụng cụ thể mà bạn muốn quảng cáo của mình xuất hiện.

Chẳng hạn như quảng cáo dụng cụ câu cá, đây là vị trí mà quảng cáo có thể hiển thị:

Hình 8: Ví dụ về một số Vị trí thú vị để nhắm mục tiêu những người đam mê câu cá

google-ads-display-placements-nhắm mục tiêu

Đối tượng

Tất cả các tùy chọn trước đây đều dựa trên “vị trí”, bây giờ chúng ta sẽ xem xét cách sử dụng các dữ liệu về người dùng mà Google đã tổng hợp từ những chiến dịch quảng cáo trước.

Bạn có thể phân loại được khách hàng mục tiêu dựa trên những thông tin về:

Hình 9: Các loại Đối tượng có sẵn cho Chiến dịch hiển thị

  • Sở thích :  lối sống, thói quen mua sắm và sở thích lâu dài của họ
  • Mục đích : Mọi người tích cực tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ
  • Remarketing : Những người trước đây đã tương tác với doanh nghiệp

Ngoài Đối tượng remarketing, bạn mở rộng thêm nhóm đối tượng người dùng trong thị trường hoặc những nhóm người có cùng sở thích.

Lựa chọn nhóm đối tượng phù hợp cho quảng cáo chính là chìa khóa thành công của chiến dịch quảng cáo hiển thị hình ảnh.

Vì vậy, bạn sẽ cần kiểm tra đối tượng nào mang lại kết quả tốt nhất cho chiến dịch và cân nhắc loại bỏ các đối tượng không hiệu quả.

Cấu trúc chiến dịch hiển thị hình ảnh

Sau khi lựa chọn được đối tượng mục tiêu, bạn cần tạo các thử nghiệm để tìm ra mẫu quảng cáo phù hợp nhất với sản phẩm hay dịch vụ. Để kiểm tra được hiệu quả, bạn cần xây dựng cấu trúc chiến dịch tốt.

Đừng kết hợp tất cả các đối tượng khách hàng với nhau, cách làm này sẽ làm bạn không xác định hiệu quả của chiến dịch đối với từng nhóm khách hàng.

Tương tự như cách tiếp cận với Quảng cáo tìm kiếm và Quảng cáo Mua sắm, bạn nên cấu trúc các chiến dịch theo hướng tách biệt tất cả các phần khác nhau.

Dưới đây là ví dụ về cấu trúc của Chiến dịch hiển thị hình ảnh:

Chiến dịch số 1: Hiển thị – Retargeting

  • Nhóm quảng cáo số 1: Người xem sản phẩm (nhắm mục tiêu: đối tượng remarketing)
  • Nhóm quảng cáo số 2: Người bỏ giỏ hàng thanh toán (nhắm mục tiêu: đối tượng remarketing)

Chiến dịch số 2: Hiển thị – đối tượng trong thị trường

  • Nhóm quảng cáo số 1: Thiết bị Giải trí Ngoài trời (nhắm mục tiêu: đối tượng trong thị trường)
  • Nhóm quảng cáo số 2: Sản phẩm & Dịch vụ thể dục (nhắm mục tiêu: đối tượng trong thị trường)
  • Nhóm quảng cáo số 3: Hàng thể thao (nhắm mục tiêu: đối tượng trong thị trường)

Tong thực tế, để chạy nhiều thử nghiệm, bạn cần tốn nhiều ngân sách cho quảng cáo. Tuy nhiên, các thử nghiệm này sẽ giúp xác định đối tượng nào phù hợp nhất với ngành hàng của bạn, nhờ đó sẽ xây dựng chiến dịch quảng cáo hiển thị hình ảnh chi tiết hơn. 

Quảng cáo trong Gmail 

Quảng cáo trong Gmail được coi là một chiến dịch quảng cáo hiển thị hình ảnh đặc biệt.

Hình 10: Chiến dịch Gmail là một loại chiến dịch phụ đặc biệt

google-ads-gmail-chiến dịch

Những quảng cáo này hiển thị ở đầu hộp thư đến Gmail:

Hình 11: Ví dụ về Quảng cáo trong Gmail

google-ads-inbox-gmail-ads-ví dụ

Sau khi nhấp vào, người dùng sẽ mở ra như một email thông thường, nhưng nó sẽ hiển thị nội dung của một quảng cáo.

Hình 12: Ví dụ về Quảng cáo Gmail mở rộng

google-ads-inbox-gmail-ads-expand-example

Trái ngược với Quảng cáo hiển thị hình ảnh thông thường, vị trí cụ thể này nhận được rất nhiều sự chú ý. Vì vậy, tỷ lệ “nhấp” hoặc tỷ lệ mở trên loại quảng cáo này rất cao.

Đây là ví dụ về một chiến dịch đã được chạy trước đây:

gmail-quảng cáo-chiến dịch-kết quả

Hình 13: Tỉ lệ mở rất nhiều nhưng tỉ lệ nhấp không nhiều

Có thể thấy CTR, số người đã nhấp vào quảng cáo bên trong Gmail là 70,5%. Nhưng từ 1.111 nhấp chuột đó, chỉ có 13 người nhấp qua trang web của nhà bán lẻ, CTR 1,2%.

Vì bạn bị tính phí cho lần nhấp đầu tiên đó, bạn cần đảm bảo rằng CTR quay lại trang web cũng cao để đảm bảo lợi nhuận đủ cao. Có thể sử dụng tất cả các tùy chọn nhắm mục tiêu đã nêu ở trên. Nếu đối tượng remarketing đủ lớn, hãy thu hút những đối tượng đó bằng “dòng tiêu đề” hay, hay một ưu đãi hấp dẫn nhằm dẫn dắt họ tạo ra chuyển đổi trên trang web của bạn.

Tổng kết

Để chuẩn bị cho một chiến dịch quảng cáo hình ảnh hiệu quả bằng Google Ads, các bạn phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Từ khâu thiết kế hình ảnh cho đến khâu lựa chọn chủ đề, vị trí và đối tượng quảng cáo phù hợp. Bên cạnh đó Email Marketing cũng góp phần quảng bá thương hiệu của bạn đến với người dùng hơn.