8 Bước xây dựng một trang web hiệu quả

Nhiều blogger và chủ doanh nghiệp có nhu cầu lập một trang web nhưng lại không rõ nên bắt đầu từ đâu.

Hiểu được điều đó, bài viết này sẽ trình bày quy trình tạo một trang web với 8 bước đơn giản. Chúng ta sẽ bắt đầu từ việc lên kế hoạch rõ ràng, đi sâu vào việc chọn hosting, tên miền, quản lý nội dung và thiết kế website. Sau đó chúng ta sẽ thảo luận sơ lược về cách tạo các nội dung hay và một vài khuyến nghị về các plugin hữu ích cho trang web mà bạn có thể dùng. Sau cùng kết thúc với một số mẹo để thu hút khách ghé trang.

1. Xác định mục đích của trang web

Khi một doanh nghiệp nhỏ lần đầu lập một trang web, có thể bạn sẽ mắc sai lầm về vai trò của website trong hoạt động kinh doanh. Từ đó, bạn phải nâng cấp gói hosting của mình chỉ trong vài tháng đầu lập web, hoặc phải trả phí cho dịch vụ hosting mà bạn không thực sự cần trong một thời gian dài.

Vì vậy, bạn phải tìm ra mục đích của trang web trước khi lựa chọn gói dịch vụ hosting.

Một trang blog và một cửa hàng online sẽ có các yêu cầu khác nhau và những điểm khác biệt rõ ràng cần được cân nhắc. Ví dụ:

Một số cửa hàng online sẽ không bao giờ cần hỗ trợ hơn mười trang thông tin về sản phẩm, trong khi số khác sẽ cần catalog về hàng ngàn sản phẩm. Nhiều trang web bán lẻ sẽ phải triển khai chuyển đổi thương mại điện tử, nhưng đó không phải là yếu tố bắt buộc bởi lẽ nhiều trang web được lập nên chỉ với mục đích cung cấp các thông tin khuyến mãi với mục đích thu hút khách hàng tới các cửa hàng của họ.

Đối với blog, bạn cần phải lưu ý rằng một trang blog đăng tải một lượng lớn video/ hình ảnh sẽ cần nhiều tài nguyên server hơn những trang đăng tải một vài bài viết.

Những nhà cung cấp dịch vụ hosting bán những gói dịch vụ với mức giá dựa trên tài nguyên server – có cân nhắc đến các yếu tố như yêu cầu về dung lượng và băng thông.

Vì vậy, xác định chức năng của trang web trong hoạt động kinh doanh của bạn là một bước đi quan trọng trong việc tạo một trang web mới. Ngoài ra, mục đích sử dụng của website cũng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới các quyết định cho những bước tiếp theo.

Xác định mục đích của website

Hình 1: Xác định mục đích của website

Nguồn ảnh: CDS Design

2. Lựa chọn gói hosting phù hợp

Khi tìm kiếm nhà cung cấp dịch vụ hosting, bạn sẽ tìm thấy một thị trường cạnh tranh đầy sôi động, trong đó các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để được bạn lựa chọn. Khi đó, bạn cần chú ý yếu tố như ứng dụng công nghệ, chi phí tháng và dịch vụ khách hàng để lựa chọn nhà cung cấp phù hợp.

Dưới đây là danh sách những yếu tố bạn nên cân nhắc khi chọn cho mình một gói hosting:

  • Nhà cung cấp dịch vụ nên có nhiều lựa chọn về gói dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu khác nhau.
  • Không tính phí cài đặt.
  • Nhà cung cấp dịch vụ nên cung cấp miễn phí các công cụ xây dựng website và bảng điều khiển để quản lý website.
  • Nên hỗ trợ hoàn toàn CMS phổ biến như WordPress.
  • Nên sử dụng server hiệu suất cao để hỗ trợ các gói hosting nhằm đảm bảo độ tin cậy tối ưu của website.
  • Dịch vụ khách hàng nên bao gồm dịch vụ hỗ trợ qua email và điện thoại, hình thức lý tưởng là 24/7.

Đồng thời, bạn nên lựa chọn các dịch vụ hosting có cung cấp thêm địa chỉ email tên miền, hỗ trợ nhiều tên miền hoặc website, server chuyên dụng, khôi phục sau thảm họa, các tùy chọn bảo mật nâng cao và những tính năng nâng cao khác có trong gói dịch vụ.

Trong một vài trường hợp, các chủ doanh nghiệp lựa chọn một gói hosting cao hơn do họ cần truy cập được server chuyên dụng.

Dịch vụ hosting ít đắt đỏ nhất được cung cấp qua server chia sẻ, nơi mà một máy tính chạy nhiều website. Với hosting chia sẻ, quyền truy cập tới các tài nguyên server sẽ bị hạn chế và chỉ có thể sử dụng một số ứng dụng nhất định. Bên cạnh đó, hiệu suất trang web cũng có thể bị ảnh hưởng khi nhu cầu truy cập các website khác sử dụng cùng dịch vụ hosting chia sẻ này tăng cao.

Một tùy chọn hợp túi tiền giúp doanh nghiệp tránh được những hạn chế trong dịch vụ hosting chia sẻ đó là dịch vụ VPS hosting.

VPS là từ viết tắt của virtual private server (máy chủ riêng ảo). Một máy ảo chuyên dụng đảm bảo quyền truy cập để sử dụng toàn bộ tài nguyên trên server của người sử dụng dịch vụ, mang lại hiệu suất cao và đáng tin cậy.

Nếu bạn đang tìm kiếm hướng dẫn đầy đủ về cách chọn nhà cung cấp dịch vụ hosting tốt nhất theo nhu cầu kinh doanh của mình, bạn có thể tìm đọc tại đây.

Lựa chọn gói hosting phù hợp

Hình 2: Lựa chọn gói hosting phù hợp

3. Đăng ký tên miền

Một phần quan trọng của bất kỳ website nào đó là tên miền của nó. Mặc dù tên miền gắn liền với một website nhưng mối liên kết đó không phải là vĩnh viễn. Mỗi website có một địa chỉ IP, là mã định danh chính thức của website đó trên mạng. Khi bạn thành lập website, địa chỉ IP của web sẽ gắn liền với tên miền bạn mua. Nếu trong tương lai bạn mua một tên miền khác, bạn có thể dễ dàng chuyển hướng website của bạn tới tên miền mới.

Khi bạn mua một tên miền, người bán (người đăng ký) thường sẽ là một công ty cung cấp dịch vụ hosting cho web. Chỉ với một khoản phí nhỏ là bạn đã có thể giành được cho riêng mình một tên miền phù hợp hoàn hảo với doanh nghiệp. Bạn có thể lựa chọn các đuôi tên miền phổ biến như đuôi .com hoặc chọn một đuôi tên miền mới hơn như đuôi .club hoặc .shop.

Tên miền đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định danh online của chủ sở hữu website. Bạn cần phải cân nhắc kỹ càng để chọn được tên miền đại diện cho doanh nghiệp của mình một cách hiệu quả nhất.

Bạn có thể tìm và sử dụng một tên miền miễn phí nhưng đó không phải là một ý tưởng hay. Các công ty phát triển website như WordPress và Squarespace sẽ cho bạn sử dụng một tên miền phụ, như tênwesitecủabạn.wordpress.com chẳng hạn. Tuy nhiên, khách hàng có thể sẽ không coi trọng một doanh nghiệp sử dụng kiểu tên miền như vậy. Do đó bạn cần phải đầu tư vào tên miền của riêng mình.

4. Lựa chọn CMS

Chúng tôi không khuyến khích bạn quản lý nội dung website bằng cách thủ công như sử dụng HTML, CSS, và scripts khi mà bạn có thể sử dụng CMS (content management system-hệ thống quản lý nội dung) như WordPress chẳng hạn.

Nếu bạn đã quyết định lập và quản lý website không sử dụng CMS, bạn sẽ phải tận dụng công cụ website builder. Có rất nhiều tùy chọn tuyệt vời bao gồm những template được thiết kế chuyên nghiệp, vì vậy ngay cả khi không có bất kỳ kinh nghiệm gì, bạn cũng có thể tạo được một trang web đẹp mắt hoạt động trên mọi thiết bị.

Nhưng sao bạn lại phải đảm nhiệm công việc của hệ thống quản lý nội dung khi trên thị trường đã có nhiều nền tảng CMS giúp bạn giải quyết hầu hết những công việc này?

Hàng triệu website trên khắp thế giới, trong đó có một số trang của các tập đoàn lớn, đã sử dụng dịch vụ hosting có CMS như WordPress, Drupal, hay Joomla. Dịch vụ hosting trên những nền tảng đó giúp mọi việc trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nó cung cấp tính linh hoạt phù hợp và mang đến hiệu suất đáp ứng nhu cầu của các website doanh nghiệp nhỏ, các trang thương mại điện tử, blog, hoặc website cho toàn bộ tập đoàn.

Khi bạn lựa chọn gói dịch vụ hosting dựa trên CMS, bạn có thể mong đợi hiệu suất được tăng cường từ server đã được tối ưu hóa cho nền tảng này. Nghĩa là độ tin cậy cao và thời gian tải trang nhanh, thêm vào đó, độ bảo mật và khả năng giám sát đã được tích hợp sẵn trong hầu hết các tính năng CMS đảm bảo an toàn cho dữ liệu của bạn.

5. Thiết kế trang web

Mọi chủ website đều mong muốn trang web của mình trông bắt mắt và thu hút khách hàng, khiến họ muốn quay trở lại. Nhưng khi một người không có kinh nghiệm thiết kế website của bạn có thể không thu hút khách hàng, đôi khi còn phản tác dụng khiến khách hàng không muốn quay lại nữa.

Điều quan trọng là phải giữ cho thiết kế đơn giản. Trang web của bạn phải dễ đọc và dễ sử dụng. Một thiết kế trực tiếp có thể làm tăng đáng kể tính khả dụng cho trang web.

Chọn Theme

Cho dù bạn đang sử dụng công cụ website builder, CMS, hoặc tự thiết kế, website của bạn vẫn cần có một theme. Theme xác định bố cục tổng thể của trang web, bao gồm kích thước và vị trí ảnh banner, màu chủ đạo, vị trí và hình thức của văn bản cũng như các yếu tố thiết kế khác.

Nếu bạn sử dụng CMS, bạn sẽ bắt đầu với một theme mặc định cơ bản nhất. Để tạo sự khác biệt cho website, bạn sẽ cần phải tìm một theme mới mà theme này sẽ tạo ảnh hưởng bạn mong muốn khi khách ghé trang web.

Bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn theme – một số là miễn phí, một số phải trả phí. WordPress cung cấp nhiều theme miễn phí và có thể tùy chỉnh được. Vì vậy ngay cả khi bạn chọn một theme phổ biến. Hãy thay đổi một vài chi tiết nhỏ, bạn có thể tạo nên dấu ấn của riêng mình.

Chọn Theme

Hình 3: Chọn Theme

Xây dựng bố cục hấp dẫn

Mặc dù theme sẽ cung cấp vị trí văn bản mặc định, cho phép bạn điều chỉnh màu chủ đạo, hướng bạn sang các phông chữ dễ đọc, v.v, nhưng trách nhiệm của bạn là giữ cho thiết kế của mình nằm trong một vài ranh giới khả dụng căn bản.

Đừng tạo ra một trang web chỉ chú trọng vào hình thức thay vì khả năng đọc được. Chọn những màu sắc dễ chịu và tạo được ấn tượng với người xem. Khi thiết kế nội dung văn bản, sử dụng phông chữ thân thiện với mắt và nhiều khoảng trắng. Tách nội dung thành những đoạn nhỏ dễ đọc và loại bỏ những yếu tố hình ảnh gây xao nhãng.

Bạn nên chọn đồ họa có cân nhắc tới người xem vì chúng có thể giúp thiết lập một mối liên hệ giữa bạn và khách. Bạn có thể tìm thấy những ảnh stock giá rẻ và thậm chí là miễn phí trên mạng, trên các website như Unsplash. Nhưng hãy nhớ rằng ảnh có dung lượng lớn có thể gây hại tới hiệu suất website. Như vậy, tất cả hình ảnh bạn chọn nên được tối ưu hóa để không ảnh hưởng tới thời gian tải trang.

Tạo thiết kế thân thiện với mobile

Bạn luôn phải cân nhắc tới người dùng, những người sẽ truy cập website của bạn bằng các thiết bị mobile như điện thoại và máy tính bảng. Để đảm bảo website thân thiện với mobile, bạn cần phải cố gắng sử dụng thiết kế đáp ứng. Nghĩa là chỉ có một phiên bản cho nội dung nhưng nó sẽ hiển thị khác nhau tùy thuộc vào thiết bị sử dụng để truy cập.

Nhiều theme cung cấp thiết kế đáp ứng như một tính năng tích hợp, nhưng cũng có thể tùy chỉnh template theo cách sẽ khiến website trông xấu đi hoặc hoạt động không đúng trên các thiết bị mobile.

Khi thiết kế, hãy cân nhắc xem yếu tố nào của nội dung sẽ mang lại giá trị nhất cho người dùng và đảm bảo những yếu tố đó có thể được tìm thấy nhanh chóng trên thiết bị mobile. Cân nhắc người dùng mobile khi bạn chọn phông chữ và triển khai các yếu tố chức năng – các nút và menu dễ thao tác bằng con trỏ chuột có thể khó thao tác bằng ngón tay trên màn hình thiết bị mobile.

Doanh nghiệp bạn không có đủ nguồn nhân lực và thời gian để thiết kế website? Hãy để MangoAds giúp bạn! Chúng tôi có 10 năm kinh nghiệm làm web đa ngành nghề với 100 đối tác. Gọi cho chúng tôi qua số điện thoại 028 6680 5450 hoặc đăng ký tại form để được tư vấn tạo website.

6. Bổ sung nội dung vào website

Cho dù bạn chọn CMS hay đã có kinh nghiệm về HTML và mã CSS, ở một thời điểm nào đó bạn sẽ chuyển từ giai đoạn thiết kế website sang bổ sung nội dung. Bạn sẽ phải đưa ra những quyết định quan trọng, trong số các quyết định đó có lẽ thậm chí sẽ có quyết định khiến bạn phải quay trở lại giai đoạn thiết kế. Bổ sung nội dung của bạn chủ yếu là việc sử dụng cấu trúc phù hợp.

  • Nếu bạn đang điều hành một trang blog, bạn có nên sắp xếp các bài đăng của mình theo ngày hay theo chủ đề không?
  • Với một cửa hàng online, cách tốt nhất để sắp xếp các trang thông tin sản phẩm là gì?
  • Làm thế nào để người dùng có thể truy cập các trang FAQ hay Chính sách về quyền riêng tư nhưng chỉ khi họ thấy cần thiết?

Trả lời những câu hỏi như trên là cần thiết để xác định cấu trúc tốt nhất cho nội dung website của bạn.

Ngoài cấu trúc, bạn cũng phải cân nhắc tới nội dung. Website sẽ đại diện cho doanh nghiệp của bạn. Trong vài trường hợp, từ khía cạnh của người dùng, website chính là doanh nghiệp của bạn. Bạn phải đảm bảo rằng nội dung tận dụng đầy đủ những cơ hội để truyền tải thông điệp bằng giọng nói thương hiệu nhất quán của mình.

Chúng ta sẽ đi sâu vào chủ đề đó khi thảo luận về bước cuối cùng, nhưng hiện tại, hãy nhớ rằng không phải phông chữ hay màu chủ đạo mà chính nội dung sẽ đóng vai trò cốt lõi trong việc thu hút khách. Đảm bảo nội dung là đại diện thích hợp cho thương hiệu của bạn.

Trước khi chọn gói hosting, hãy tìm ra mục đích của website

Hình 4: Trước khi chọn gói hosting, hãy tìm ra mục đích của website

7. Cài đặt các plugin hữu ích

Có rất nhiều ứng dụng phụ trợ cho hệ thống quản lý nội dung, được gọi là plugin. Các plugin này có thể mở rộng tính năng và chức năng của website một cách đáng kể. Hầu hết các plugin này gắn liền với một CMS hoặc một nền tảng nào khác, nhưng bạn có thể tìm thấy một plugin cho mọi danh mục cho hầu hết CMS bạn chọn. Bạn cũng có thể sử dụng các ứng dụng hỗ trợ tương tự cho các trang web ‘cây nhà lá vườn’.

Bạn có thể chọn thêm plugin cung cấp bảo mật nâng cao hoặc cho phép bạn giám sát hiệu suất website. Có đầy đủ plugin để tất cả mọi người lựa chọn, từ plugin giúp bạn cải thiện SEO cho website, triển khai các form liên hệ, quản lý các bản sao lưu hoặc chống spam.

Trong giai đoạn cài đặt và thiết kế, hãy cân nhắc các plugin bạn sẽ cần, tải và cài đặt chúng trước khi bạn chính thức đưa web vào hoạt động.

8. Thu hút khách

Sau khi website của bạn đi vào hoạt động, bạn cần tiến hành một số hoạt động để thu hút khách. Danh sách bên dưới tổng hợp những phương thức phổ biến mà một chủ website có thể sử dụng để thu hút thêm khách.

  • Tận dụng mạng xã hội. Mạng xã hội đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống con người và doanh nghiệp của bạn cần phải có mặt trong thế giới đó. Như vậy bạn cần tạo một link trực tiếp tới Twitter và Facebook và những link này phải được đặt tại vị trí dễ thấy trên website của bạn. Tương tự như vậy, tài khoản mạng xã hội và các bài đăng nên liên kết tới website. Sử dụng mạng xã hội như một nền tảng để tiếp cận người xem là một chiến thuật đã được chứng minh và nên được thêm vào trong chiếc lược website của bạn. Hãy nghĩ tới khách hàng mục tiêu khi bạn chọn nền tảng mạng xã hội cho mình. Nếu bạn là một chuyên gia trang điểm, LinkedIn không phải là lựa chọn hàng đầu, thay vào đó bạn sẽ muốn hiện diện trên Instagram và Facebook hơn.
Tận dụng mạng xã hội

Hình 5: Tận dụng mạng xã hội

  • Chú trọng vào SEO. Đảm bảo nội dung của bạn chứa các từ khóa mà khách hàng mục tiêu sử dụng để tìm kiếm trang web của bạn. Đừng lạm dụng nó, bởi vì nội dung bão hòa từ khóa sẽ khiến cho website của bạn bị xếp hạng thấp hơn trong kết quả tìm kiếm.
  • Duy trì backlink tốt. Backlink là những link liên kết giữa các website. Nếu một website liên kết tới bạn, bạn có một backlink. Nếu website của bạn có một link liên kết tới một trang web khác thì đó là backlink cho trang web được liên kết. Đặt backlink ở vị trí tốt (nghĩa là những link xuất hiện trên những website có thẩm quyền cao) không chỉ đem lại những người khách bạn muốn mà chúng còn đóng vai trò quan trọng trong cách mà các công cụ tìm kiếm xếp hạng website của bạn.
  • Giọng nói thương hiệu rõ ràng và nhất quán. Khi khách truy cập website của bạn, họ sẽ mong muốn được nhìn thấy một đề xuất giá trị rõ ràng đồng bộ hóa với những gì họ được nghe về doanh nghiệp bạn, cho dù điều đó đến từ một bài đăng trên mạng xã hội, một backlink hay từ một quảng cáo online. Đảm bảo được thông điệp thương hiệu mạnh mẽ và nhất quán sẽ tăng thêm trải nghiệm người dùng hợp nhất và củng cố sự hiện diện online của bạn trên tất cả các kênh.

Kết luận

Trường hợp không có kinh nghiệm, việc tạo ra một website tuyệt vời có thể là một nhiệm vụ khó khăn. Tuy nhiên, với phương thức đúng đắn và cân nhắc các yêu cầu doanh nghiệp, người dùng, giọng nói thương hiệu nhất quán, mọi việc đều có thể!

Nếu bạn đang tìm kiếm một đối tác giàu kinh nghiệm để thiết kế và phát triển một website đặc thù cho ngành của doanh nghiệp bạn, hãy liên hệ MangoAds qua số điện thoại 028 6680 5450 hoặc đăng ký tại form.