12 chỉ số KPI quan trọng cho SEO bạn cần theo dõi thường xuyên

Khi bắt đầu chiến dịch SEO, hãy thiết lập các chỉ số KPI để theo dõi hiệu suất tốt hơn. Điều này giúp bạn có được định hướng tốt nhất cho chiến dịch của mình. Cùng tìm hiểu ngay 12 chỉ số SEO quan trọng trong bài viết sau!

Tầm quan trọng của việc theo dõi chỉ số KPI đúng cách

Không có KPI, bạn sẽ không thể theo dõi tiến trình của chiến dịch một cách hiệu quả. Đồng thời, KPI cũng thể hiện những nỗ lực, nói cách khác, nó giúp xác định xem liệu bạn có đang đi đúng hướng hay không.

SEO cần thời gian để mang lại kết quả và lợi nhuận, nhưng bằng cách đặt KPI, bạn có thể chứng minh chiến lược đã mang đến tác động thế nào với hoạt động kinh doanh.

Chúng cũng có thể giúp bạn quản lý các kỳ vọng từ các bên liên quan khác. Các chỉ số KPI cho SEO giúp hình thành một nền tảng cho chiến lược, nó hoạt động như một phương pháp đánh giá và báo cáo chiến dịch có thành công hay không và tiến độ chiến dịch như thế nào. Nhưng bạn cần phải biết mình nên đánh giá những gì. Hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn hiểu về các chỉ số KPI quan trọng nhất bạn nên sử dụng.

12 chỉ số KPI cho SEO bạn cần theo dõi

Nếu bạn cảm thấy bối rối không biết chỉ số KPI nào để có thể thường xuyên cập nhật được tiến độ của chiến dịch SEO, thì dưới đây là 12 chỉ số quan trọng cần theo dõi.

Đây là các chỉ số mang đến cho bạn bức tranh toàn cảnh về kết quả của những nỗ lực của mình, đồng thời cho phép bạn chứng minh tác động mà bạn đang thực hiện với chiến dịch cũng như chỉ ra các vấn đề đang mắc phải.

1. ROI

Với hầu hết các doanh nghiệp, mục tiêu chính của một chiến lược SEO là thúc đẩy tỷ suất hoàn vốn. Cho dù đó là một khoản đầu tư vào đội ngũ và nguồn lực nội bộ của công ty hay thuê ngoài. Nói một cách đơn giản là thu được nhiều hơn số tiền bạn phải bỏ ra.

Theo dõi ROI từ các hoạt động SEO quan trọng vì một lý do đơn giản, đây là phương thức đánh giá thành công tốt nhất – số tiền thu được nhiều hơn số mà bạn phải chi. Nhưng thông thường ROI cần thời gian để quan sát (tầm 6 tới 12 tháng hoặc nhiều hơn).

Biết được mục tiêu ROI ở đâu và bạn có thể định kỳ đánh giá được hiệu suất hoạt động kinh doanh căn cứ vào chỉ số này. Bạn có thể đo lường ROI dựa trên khoản đầu tư vào SEO và lợi nhuận thu hồi được từ kênh này.

2. Chuyển đổi (Doanh số và Khách hàng tiềm năng)

Mặc dù lợi nhuận về mặt tài chính là chỉ số KPI quan trọng nhất nhưng nó lại cần nhiều thời gian để thấy được kết quả. Và vì lý do đó, bạn không nên chỉ dựa vào ROI.

Đánh giá và theo dõi những chuyển đổi tự nhiên (doanh số, khách hàng tiềm năng, hay cả hai tùy thuộc vào chính sách doanh nghiệp) là cách vững chắc để chứng minh thành công của chiến dịch.

Chỉ cần bạn biết được các mốc chuyển đổi trước khi triển khai một chiến dịch; nếu không sẽ rất khó để thấy được sự tăng trưởng từ những nỗ lực trước đó. Một khuyến nghị cho bạn đó là lấy trung bình các chuyển đổi được tạo ra trong ba tháng trước khi bắt đầu chiến dịch và sử dụng con số này làm điểm chuẩn để đo lường mức tăng trưởng.

Bạn có thể theo dõi chuyển đổi trong Google Analytics, đánh giá mục tiêu chuyển đổi khách hàng tiềm năng và báo cáo Thương mại điện tử để theo dõi doanh số bán hàng theo kênh.

Hình 1: Ảnh chụp màn hình Báo cáo tổng quan về Chuyển đổi trong Google Analytics

Hình 1: Ảnh chụp màn hình Báo cáo tổng quan về Chuyển đổi trong Google Analytics

3. Khả năng hiển thị tự nhiên

Một chỉ số KPI đáng tin khác mà bạn có thể theo dõi và đo lường sự tăng trưởng bền vững là khả năng hiển thị tự nhiên. Bạn có thể xem chỉ số này trong phần tổng số lần hiển thị (total impression) từ Google Search Console.

Hình 2: Tổng số lần hiển thị trên Google Search Console

Hình 2: Tổng số lần hiển thị trên Google Search Console

Đây là cách hoàn hảo để thấy được sự tăng trưởng liên tục về khả năng hiển thị, vì số lần hiển thị cho thấy các truy vấn mà trang web của bạn xuất hiện trong phần kết quả, ngay cả khi các kết quả này không được người dùng nhấp vào. Thông thường, đó là bởi vì các từ khóa được xếp hạng cao hơn, nhưng những từ khóa này không (chưa) giúp thúc đẩy lưu lượng truy cập.

4. Phiên truy cập tự nhiên (Organic Session)

Tăng trưởng trong số lần hiển thị tự nhiên nên mang đến sự tăng trưởng trong các phiên tự nhiên, và đó là nơi bạn có thể bắt đầu chứng minh tác động thực tế do chiến lược SEO của mình mang lại.

Số lần hiển thị mang đến traffic và traffic chuyển thành chuyển đổi; và nếu bạn xem xét theo hướng này thì tăng trưởng trong các phiên truy cập tự nhiên là khởi điểm để bạn thật sự nhìn thấy sự cải thiện trong ROI từ SEO.

Bạn có thể sử dụng Google Analytics để theo dõi các phiên tự nhiên. Nhưng với mục đích theo dõi chỉ số KPI của SEO, bạn nên tập trung vào dữ liệu từ Google Search Console, vì công cụ này sẽ cho phép bạn loại trừ các tìm kiếm tên thương hiệu. Nhờ vậy mà dữ liệu của bạn không bị bóp méo bởi các hoạt động gắn liền với tên thương hiệu.

Để làm được điều này, vào mục “Báo cáo hiệu suất > “Thêm mới”, ở phía trên màn hình nơi bạn có thể chọn lọc bỏ tên thương hiệu bằng “Truy vấn không bao gồm” (queries not containing), nhập tên thương hiệu (và các biến thể của nó).

Hình 3: Giao diện chọn báo cáo không bao gồm tên thương hiệu

Hình 3: Giao diện chọn báo cáo không bao gồm tên thương hiệu

Điểm quan trọng cần chú ý là khi phân tích các phiên truy cập tự nhiên đó là tính mùa vụ, đảm bảo bạn đang so sánh giữa các năm thay vì giữa các tháng và nên tính tới mọi sự biến đổi trong nhu cầu theo mùa.

Hình 4: Giao diện chọn thời gian so sánh

Hình 4: Giao diện chọn thời gian so sánh

5. Traffic chứa và không chứa tên thương hiệu

Khi bạn muốn loại trừ các tìm kiếm gắn liền với tên thương hiệu để phân tích tác động thật sự từ organic traffic. Bạn có thể xem phần thay đổi trong tỷ lệ phần trăm của traffic không gắn với tên thương hiệu mà trang của bạn đang đạt được.

Traffic gắn với tên thương hiệu thường được thúc đẩy bởi nhận thức trước đó về doanh nghiệp hay một lời giới thiệu từ một người nào đó. Có thể người tìm kiếm đã thấy quảng cáo của bạn trên mạng xã hội, đã xem chiến dịch PR gần nhất của bạn, hay đã bắt gặp thương hiệu của bạn trong một sự kiện. Điều quan trọng cần lưu ý ở đây đó là người tìm kiếm đã biết về bạn. 

Mặc dù việc này nghĩa là một kênh marketing nào đó đang hoạt động tốt, nhưng nó lại không được xem là traffic mà bạn trực tiếp có được từ các hoạt động SEO.

Traffic không gắn với tên thương hiệu thường là các từ khoá mà người ta tìm kiếm xoay quanh các sản phẩm và dịch vụ mà bạn được xếp hạng cao. Nói cách khác, traffic từ những người tìm kiếm có lẽ không biết về doanh nghiệp của bạn cho tới khi họ nhìn thấy bạn được xếp hạng trên SERP.

6. Thứ hạng từ khoá

Mặc dù ranking từ khoá không quan trọng như các chỉ số được đề cập ở đây nhưng chỉ số này chắc chắn có công dụng của nó và bạn nên theo dõi cách các từ khóa mục tiêu chính được xếp hạng trên SERP.

Nếu chúng ta quay lại năm năm trước, xếp hạng đa phần được dùng để đánh giá thành công của bất kỳ chiến dịch SEO nào. Vậy thì điều gì đã thay đổi?

Trong quá khứ, hầu hết các doanh nghiệp theo dõi một số từ khóa và đánh giá thành công của chiến lược dựa vào đó. Ngày nay một trang nội dung có thể được xếp hạng cho hàng trăm (đôi khi là hàng ngàn) từ khóa khác nhau. Ngoài ra, tìm kiếm đã được cá nhân hoá – nghĩa là những người tìm kiếm khác nhau sẽ thấy các kết quả khác nhau ở một vài truy vấn.

Hãy cùng xem một ví dụ về các từ khóa khác nhau. Công cụ nghiên cứu tự nhiên sẽ cho bạn thấy các từ khóa xếp hạng cho một trang. Ví dụ, bài viết này được xếp hạng cho 132 từ khoá. Hãy xem những biến thể của các từ khóa này:

Hình 5: Thống kê xếp hạng từ khóa cho bài viết này

 Hình 5: Thống kê xếp hạng từ khóa cho bài viết này

Như đã nói trước đó, theo dõi xếp hạng từ khoá đã không còn là phương thức đánh giá hữu ích như trước đây nữa, tuy nhiên nó vẫn có giá trị hữu ích to lớn trong việc quan sát tiến trình. Sau cùng thì nhìn thấy các tự khoá chính của bạn tăng hạng đồng nghĩa với chiến lược của bạn đang phát huy tốt.

7. Backlinks

Backlinks là một trong ba yếu tố xếp hạng đứng đầu của Google và không có dấu hiệu sẽ bị thay thế trong tương lai. Bạn cần biết tình trạng của các link trên web của mình, cả về mặt thu được bất kỳ link nào mới cũng như các vấn đề phát sinh từ các link độc hại.

Các chỉ số đường dẫn bạn nên đo lường là:

· Tổng số backlink

· Tổng số domain giới thiệu (referal domain)

· Số link bị mất

· Số link kiếm được

· Link độc hại

Và bạn có thể theo dõi tất cả những chỉ số này bằng công cụ phân tích backlink kiểm toán backlink SEMrush.

Hình 6: Giao diện theo dõi backlink

Hình 6: Giao diện theo dõi backlink

Nhưng nhìn chung thì chỉ số này không mang đến nhiều ý nghĩa, vì bạn không xem xét các con số trong ngữ cảnh. Bạn cũng cần so sánh kho đường dẫn của mình với đối thủ cạnh tranh mới nhất, và một lần nữa, bạn có thể làm điều này bằng cách sử dụng công cụ trong SEMrush.

Hình 7: Giao diện kiểm tra domain của đối thủ

Hình 7: Giao diện kiểm tra domain của đối thủ

8. CTR tự nhiên

CTR (tỷ lệ nhấp chuột) được dùng như một yếu tố xếp hạng nhưng thực tế là CTR tự nhiên của bạn càng tốt thì càng nhiều người nhấp vào trang của bạn trên SERP. Bạn nên theo dõi chỉ số này, cả ở cấp độ trang và cấp độ từ khóa. CTR là chỉ số đơn giản cho thấy tỷ lệ phần trăm người vào trang của bạn sau khi công cụ tìm kiếm hiển thị kết quả – chỉ số này càng cao càng tốt.

Trong khi CTR tự nhiên đã trở nên vô cùng quan trọng trong việc giúp bạn biết được thẻ tiêu đề thẻ mô tả meta (các yếu tố thể hiện trên SERP) tương thích như thế nào với tìm kiếm đó. Việc này cần ngữ cảnh và CTR trung bình mà mỗi vị trí có thể mong đợi nhận được là:

Hình 8: Bảng thống kê CTR tự nhiên của Google theo vị trí (Nguồn: Backlinko)

Hình 8: Bảng thống kê CTR tự nhiên của Google theo vị trí (Nguồn: Backlinko)

So sánh CTR của bạn với bảng này để biết liệu mình có đang làm tốt hơn mức trung bình hay cần phải làm thêm. Bạn có thể phân tích CTR của trang và truy vấn trong Google Search Console ở mục “báo cáo hiệu suất”.

Hình 9: Giao diện CTR trung bình trong Google Search Console

Hình 9: Giao diện CTR trung bình trong Google Search Console

9. Bounce Rate (tỷ lệ thoát)

Bounce rate là một phương pháp đánh giá quan trọng xem nội dung của bạn có giữ chân được những người đã ghé trang hay không. Đây cũng có thể là một cách để hiểu sự tương thích giữa nội dung và các truy vấn tìm kiếm mà nó được xếp hạng.

Bounce rate cao tức là trang web đó không thu hút được sự chú ý của người dùng, nghĩa là bạn đã bỏ lỡ các cơ hội để biến traffic này thành chuyển đổi. Và thỉnh thoảng, chỉ cần vài thay đổi nhỏ tỷ lệ Bounce rate sẽ giảm đáng kể.

Bạn có thể xem bounce rate của web và trang trong Google Analytics ở mục Hành vi > Nội dung trang web > Tất cả các trang.

Hình 10: Báo cáo bounce rate

Hình 10: Báo cáo bounce rate

10. Thời gian trung bình trên trang

Người dùng dành càng nhiều thời gian trên trang thì tương tác càng nhiều. Và họ càng tương tác nhiều thì càng có nhiều cơ hội chúng sẽ chuyển đổi. Vì vậy, bạn cần đánh giá thời gian trung bình trên trang cả cấp website và cấp trang, sau đó cân nhắc các cách thức giúp tăng trưởng nếu bạn thấy thời gian này không dài.

Bạn có thể theo dõi chỉ số này trong Google Analytics ở mục Hành vi > Nội dung trang web > Tất cả các trang.

11. Các vấn đề  về indexing

Một khi đề cập tới ‘lỗi crawl’, Google Search Console cho phép bạn phân tích bất kỳ vấn đề trong trạng thái lập chỉ mục nào mà trang web của bạn đang gặp phải.

Và thường bao gồm:

· Các lỗi server 5xx

· Các lỗi 4xx

· Các bất thường khi crawl

· Các trang không index

· Đã crawl – hiện tại chưa được index

· Đã phát hiện – hiện tại chưa được index

· Bị trùng, URL đã gửi không được chọn làm chuẩn

· Chặn bởi robots.txt

Khi xem xét các vấn đề này như một chỉ số KPI, bạn thường xuyên phải để mắt tới các vấn đề này, chính vì vậy nó giúp bạn cập nhật những vấn đề về lập chỉ mục hoặc thu thập dữ liệu rộng hơn.

Chúng có thể không phải là phương pháp đánh giá thành công thực sự, nhưng để đảm bảo tất cả các trang được index, bạn cần giải quyết tất cả các lỗi.

Tìm trong mục Chỉ mục > Trạng thái lập chỉ mục trong Google Search Console.

Hình 11: Báo cáo trong Trạng thái lập chỉ mục

Hình 11: Báo cáo trong Trạng thái lập chỉ mục

12. Tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang có thể ảnh hưởng tiêu cực tới cả xếp hạng tìm kiếm (từ đó ảnh hưởng tới traffic) và chuyển đổi, do đó cần được theo dõi chặt chẽ. Điểm Tốc độ tải trang có thể thay đổi theo thời gian vì nhiều lý do. Có lẽ một vài người trong nhóm biên tập nghỉ việc và đã thay đổi hình đăng trong bài viết bằng hình mới có dung lượng lớn mà quên tối ưu hoá chúng, từ đó làm chậm tốc độ tải trang? Hay có lẽ server của bạn không hoạt động tốt như khi bạn phân tích tốc độ trang vào lần gần nhất. Những chỉ số này có thể thay đổi theo thời gian, vì vậy phải chú ý kỹ tốc độ tải website của bạn.

Bạn có thể dễ dàng quản lý được điều này khi sử dụng công cụ audit website của SEMrush, kiểm tra định kỳ crawl (khuyến nghị hàng tuần) sẽ chỉ ra những trang có khả năng bị chậm. Cụ thể, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn báo cáo hiệu suất website.

Hình 12: Giao diện Báo cáo hiệu suất trang

Hình 12: Giao diện Báo cáo hiệu suất trang

Kết luận

Thiết lập và đánh giá các chỉ số KPI cho SEO có thể giúp bạn duy trì nỗ lực tập trung và tiếp tục đánh giá hiệu suất của chiến dịch. KPI có thể giúp bạn giữ vững tốc độ tăng trưởng theo kế hoạch đồng thời giúp bạn đánh giá tiến trình so với mục tiêu tổng thể đúng đắn hơn.